-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
VUA DÉP LỐP QUẢNG BÁ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUA ĐÔI DÉP CAO SU
Đăng bởi Admin vuadeplop
Thứ Wed,
16/12/2020
Với gần 200.000 đôi dép được làm hoàn toàn thủ công từ lốp cao su, nghệ nhân Phạm Quang Xuân (Hà Nội) đã chinh phục được nhiều vị khách trong và ngoài nước, với đơn đặt hàng đến từ 60 quốc gia khác nhau.
Anh Nguyễn Tiến Cường tại gian hàng của depcaosu.com trong Bảo tàng Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
Những đôi dép cao su với hình ảnh bản đồ Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và cả lịch sử Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Nhờ sự hỗ trợ tích cực của người con rể, anh Nguyễn Tiến Cường, những đôi dép lốp của nghệ nhân Phạm Quang Xuân càng được nhiều người biết đến hơn nữa qua trang web depcaosu.com.
Phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Tiến Cường để hiểu hơn những dự định của anh Cường về những “đôi dép cao su - đôi dép Bác Hồ” dưới đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân Phạm Quang Xuân.
- Chào anh Cường, cơ duyên nào đã đưa anh đến với suy nghĩ làm nên thương hiệu dép cao su của mình bằng việc lập trang www.depcaosu.com?
Anh Nguyễn Tiến Cường: Thực ra điểm xuất phát của tôi là từ một anh chàng học công nghệ thông tin, chuyên làm về phần mềm kế toán suốt 12 năm. Hơn nữa địa chỉ nhà tôi khá khó tìm, đặc biệt là với những du khách lần đầu đặt chân đến Hà Nội. Vì thế, tôi đã nghĩ đến việc lập một trang web để người tiêu dùng biết đến. Website chính thức www.depcaosu.com đã lập được 3 năm nhưng trước đó chỉ là bản đen trắng nên cách đây 3-4 tháng, tôi đã chỉnh sửa trang web sinh động và đẹp mắt hơn.
- Điều gì tạo nên sự khác biệt của Vua dép lốp Phạm Quang Xuân trên thị trường khi mà hiện nay có rất nhiều những thương hiệu dép lốp khác mọc lên với công nghệ cao, sản phẩm đa dạng tương ứng?
Anh Nguyễn Tiến Cường: Nói về dép cao su của gia đình nhà tôi và dép cao su trên thị trường hiện nay thì việc phân biệt cũng đơn giản lắm.
Xét về hình thức, đôi dép do cha vợ tôi chế tạo được làm tinh xảo hơn rất nhiều từ lốp những xe ôtô siêu trường siêu trọng, lốp máy bay… Trong quá trình tham khảo khách hàng, những mẫu dép được ưa chuộng và tiêu thụ nhiều nhất đã được chúng tôi thiết kế gọn lại thành 4 mẫu dép chủ lực. Đế dép cũng dày chứ không mỏng như nhiều loại dép xuất hiện trên thị trường.
Về chất lượng, một đôi dép của gia đình tôi có thể sử dụng trong thời gian dài, thậm chí từ 2 đến 3 năm vì được gia công cẩn thận hoàn toàn bằng tay.
- Trên trang web của anh xuất hiện những câu slogan như “Buồn ngủ vì không có đối thủ,” “Thanh niên cứng,” “Thách thức triều cường..." Đó có phải là một hình thức tự làm mới mình hay tạo sự khác biệt không thưa anh?
Anh Nguyễn Tiến Cường: Những điều thú vị, vui vui khá hợp với tính cách của tôi (cười). Thực ra, trên thị trường hiện nay không có trang web thứ hai bán dép lốp do cha vợ tôi chế tạo, không cần tạo sự khác biệt thì bản thân nó cũng tự khác biệt rồi.
Bản thân tôi nhận thấy dép cao su hiện nay phục vụ cho rất nhiều đối tượng như trẻ em, thanh niên, phụ nữ và cả những người trung tuổi.
Việc kết hợp hình ảnh đôi dép lốp gắn với những slogan trẻ trung sẽ khiến thanh niên, học sinh cảm thấy thích thú và cảm thấy đôi dép từ thời xưa luôn gắn bó với mình hơn.
Một vị khách người Trung Quốc đang xem sản phẩm dép lốp tại cửa hàng. (Ảnh: Mai Hiền/Vietnam+)
- Việc “mỗi người chỉ được mua một đôi” có ảnh hưởng gì đến doanh thu buôn bán của cửa hàng không?
Anh Nguyễn Tiến Cường: Trước đây khi còn làm ở công ty phần mềm tôi có kiểm soát việc này, vì cha vợ tôi cũng đã có tuổi, số lượng dép mà cụ làm ra trong một ngày không nhiều nên thời gian đó tôi xác định chỉ bán chơi, bán cho những ai có niềm đam mê thực sự chứ không quan tâm đến doanh thu.
Tôi đã lập nên một danh sách ghi tên, số điện thoại của những người đến mua, có khi nhiều người đặt mua đến 2-3 tháng vẫn chưa lấy được dép.
Quy định này cũng để tránh trường hợp nhiều người đến đặt hàng dép nhà tôi với số lượng lớn để tung ra bán buôn trên thị trường. Cứ 3 tháng tôi lại tăng giá một lần nên những trường hợp mua đi bán lại như thế cũng đã giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, tôi đã nghỉ việc ở công ty phần mềm để chú tâm vào phát triển www.depcaosu.com nên thương hiệu Vua dép lốp đang ngày càng làm thỏa mãn người tiêu dùng bởi cả giá cả và chất lượng.
- Mỗi đôi dép lốp mà nghệ nhân Phạm Quang Xuân chế tạo đều có khắc bản đồ Việt Nam cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ý tưởng này từ đâu mà có thưa anh?
Anh Nguyễn Tiến Cường: Tôi muốn người ta biết loại dép này, thương hiệu này là đôi dép của Việt Nam. Bởi thế, khắc bản đồ nước ta lên đôi dép là một ý tưởng rất thiết thực. Đôi dép có thể theo chân bạn bè trong nước và quốc tế đến những miền đất mới, từ đó khắc sâu vào lòng họ hình ảnh đất nước Việt Nam bình dị, mến khách.
- Hơn 60 quốc gia tìm kiếm và mua dép lốp cao su theo đường xách tay chắc liệu đã là mục tiêu cuối cùng mà www.depcaosu.com muốn chinh phục?
Anh Nguyễn Tiến Cường: Chắc chắn là không rồi (cười). Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 188.375 đôi dép đã được làm bằng phương pháp thủ công. Với tham vọng của tôi, tối thiểu con số này phải lên vài triệu đôi.
Tương lai tôi sẽ thông qua hình ảnh của cụ Phạm Quang Xuân để mở một xưởng nhỏ giúp thương hiệu www.depcaosu.com phát triển lớn mạnh hơn nữa, vươn xa hơn nữa.
- Anh học được những gì từ cha vợ mình, nghệ nhân làm dép lốp Phạm Quang Xuân?
Anh Nguyễn Tiến Cường: Cụ chính là hình mẫu cho tôi học tập. Từ cách cụ yêu những đôi dép lốp cao su thời còn chiến tranh ra sao, làm thế nào để hình ảnh của chiến sĩ hào hùng, hình ảnh Bác Hồ trên đôi dép lốp đi khắp chiến tuyến còn sống mãi… cho đến việc phân biệt thế nào là một đôi dép đẹp, cách chế tạo dép cơ bản, cách chỉnh rút dây… Tất cả, tôi đều học từ cụ.
Và chắc chắn tôi sẽ tiếp tục giữ gìn những “chứng nhân” lịch sử như đôi dép lốp giản dị, đi kèm đó là phát triển thương hiệu www.depcaosu.com vươn xa hơn./.
-Xin cảm ơn anh!./.
Trích nguồn: http://www.baomoi.com/Vua-dep-lop-quang-ba-chu-quyen-bien-dao-qua-doi-dep-cao-su/76/16493553.epi
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)