Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại

Đăng bởi Phương Như
Thứ Fri,
19/03/2021

Trải qua bao thăng trầm, đi cùng bao nhiêu biến cố của lịch sử dưới bàn tay của những nghệ nhân “Vua dép lốp” đôi dép cao su ngày nay đã trở thành một thương hiệu lớn mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế.

Với hành trình hơn 60 năm, thương hiệu “Vua dép lốp” đã trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc. Nhưng nhờ tư duy mới mẻ của thế hệ doanh nhân thứ 2 và những bước đi bài bản về thương hiệu, Vua dép lốp đang từng bước khẳng định sự mạnh mẽ và khác biệt của một thương hiệu dép thủ công tại Việt Nam và xuất khẩu sang nước ngoài.

Dép cao su- Đôi dép huyền thoại gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc


Đôi dép cao su, một trong những kỷ vật gắn liền với chiến tranh Việt Nam

Đôi dép cao su, một trong những kỷ vật gắn liền với chiến tranh Việt Nam

 

Trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ những đôi dép cao su đã trở thành một trong những vật dụng bất ly thân của bộ đội cụ Hồ bởi tính tiện dụng, độ bền cao, chịu được áp lực trong những cuộc hành quân đường dài, băng rừng lội suối.

Đôi dép cao su Việt Nam hay còn được gọi là đôi dép Bác Hồ được chế tạo vào năm 1947 từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội Việt Nam phục kích. “Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được” do Bác Hồ ví von đã theo chân vị lãnh tụ Việt Nam “tung hoành” ngang dọc khắp mọi miền Tổ Quốc, kể cả khi Người ra nước ngoài gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia trong suốt khoảng thời gian 20.

Những tưởng đôi dép cao su chỉ được trưng bày tại các khu lưu niệm, trong các viện bảo tàng,..như một minh chứng cho một chiến tích oai hùng của dân tộc. Nhưng nhờ khối óc, bàn tay của những nghệ nhân thuộc công ty “Vua dép lốp” mà đi đầu là nghệ nhân Phạm Quang Xuân, thì sức sống của một trong những kỷ vật huyền thoại gắn với lịch sử đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đã được hồi phục và duy trì.

“Vua dép lốp”- Hành trình 60 năm để gây dựng một thương hiệu


Ông Phạm Quang Xuân- Một trong năm người làm đôi dép Bác Hồ

Ông Phạm Quang Xuân- Một trong năm người làm đôi dép Bác Hồ


Ông Phạm Quang Xuân được biết đến là nghệ nhân đã gắn bó hơn 60 năm với nghề làm đôi dép lốp. Ông sinh năm 1942 tại phố Nguyễn Biểu, Ba Đình, Hà Nội. Ông chính là một trong năm người được mời làm lại 10 đôi dép Bác Hồ để đặt trưng bày tại các bảo tàng và Lăng Chủ tịch.

Từ nhỏ khi chỉ mới 12, 13 tuổi ông Xuân đã phụ bố làm dép cao su, đôi dép cùng ông lớn lên, gắn bó với ông như máu thịt. Đến năm 1965, ông đến làm cho xí nghiệp Bách hóa Hà Nội. Ở đó sản xuất dép lốp làm theo dây chuyền: tổ pháp lopps, tổ khoanh dép, tổ làm quai, tổ rút quai,…mỗi người chuyên một công đoạn.

Nhưng nghề nào rồi cũng lắm thăng trầm, đến thời kỳ thống nhất đất nước năm 1975, khi những đôi dép cao su không còn được ưa chuộng, ông phải chuyển sang nghề khác khi xí nghiệp đóng cửa, do không cạnh tranh được với dép từ miền Nam bán ra Bắc.

Nhưng niềm đam mê với dép lốp đã kéo ông quay trở lại với nghề vào năm 1999. Mới đầu ông chỉ định làm một hai đôi để kỷ niệm sau nhiều năm bỏ nghề mưu sinh, nhưng rồi người nọ truyền miệng người kia, dép lốp Phạm Quang Xuân đã trở thành một mặt hàng được nhiều người săn đón.

Cho đến khi con rể ông là anh Nguyễn Tiến Cường thiết lập trang web giới thiệu sản phẩm dép cao su và tiến hành đăng ký thương hiệu “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân thì thương hiệu “Vua dép lốp” đã ngày càng trở nên nổi tiếng khi những sản phẩm làm ra ngày càng chiếm được cảm tình của khách trong và ngoài nước.

“Vua dép lốp”- Khẳng định một thương hiệu độc đáo mang đậm bản sắc Việt


Anh Nguyễn Tiến Cường (ở giữa) cùng đoàn du khách Nhật Bản đến tìm mua dép cao su khi đi du lịch Việt Nam

Anh Nguyễn Tiến Cường (ở giữa) cùng đoàn du khách Nhật Bản đến tìm mua dép cao su khi đi du lịch Việt Nam


Thương hiệu “Vua dép lốp” có nguyên tắc mỗi khách hàng chỉ được mua một đôi dép trong một năm. Mỗ vị khách đến mua đều được ghi chép rất cẩn thận vào một cuốn số riêng để tránh sai sót. Việc hạn chế số lượng, phân phối theo đầu người càng thu hút những người mê dép lốp, bởi ý tưởng này gợi cho người ta liên tưởng đến thời bao cấp của người xưa.

Mỗi đôi dép lốp thường mất rất nhiều thời gian và công sức. Để làm ra thành phẩm phải sử dụng đến 70 loại dụng cụ khác nhau, tất cả dụng cụ đều là “hàng thưa” riêng và chỉ có lốp xe hạng nặng hoặc máy bay mới đáp ứng được yêu để chế tạo ra đôi dép này.

Mỗi sản phẩm của “Vua dép lốp” đều hướng đến những năm tháng lịch sử hào hùng máu lửa của dân tộc. Cùng là dép lốp, nhưng với anh Cường và ông Xuân, mỗi đôi dép lốp ra lò phải chân thực với từng câu chuyện lịch sử. Ví dụ với dòng dép cao su bốn quai là những kiểu được bộ đội sử dụng trong trận Điện Biên Phủ (1954) khác hẳn với kiểu được dùng trong trận Khe Sanh (1968). Hay đến năm 1975 thì bộ đội ta lại chuyển sang dùng loại dép cao su 5 quai. Từ đó, “Vua dép lốp” không những được định vị thương hiệu mà còn được người tiêu dùng nhìn nhận như chứng nhân lịch sử.

Hiện tại, “Vua dép lốp” đã và đang tiến hành quảng bá lịch sử, chất liệu, cách làm dép cao su để khách hàng biết được đây là một đôi dép được làm thủ công đặc biệt bằng nhiều ấn phẩm với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau như: Việt, Anh, Trung, Hàn, Nhật… đồng thời liên tục tạo ra những sản phẩm chất lượng, thời trang và giá cả hợp lý. Giá của một đôi dép lốp thủ công tại “Vua dép lốp” sẽ vào khoảng 1.500.000 – 2.000.000 VND.

Trong tương lai, để tiếp tục phát triển dép cao su, “Vua dép lốp” sẽ quyết tâm đưa dép cao su trở thành một biểu tượng của Việt Nam trong suy nghĩ của người dân trong nước và quốc tế. Tập trung quảng bá và phối hợp với các công ty du lịch lữ hành trong nước và quốc tế, xây dựng tour biểu diễn làm dép cao su và tiến tới thành lập bảo tàng dép cao su để du khách có thể tham quan và mua sắm.

Trải qua những năm tháng hình thành và phát triển “Vua dép lốp” ước tính đã sản xuất và đưa ra thị trường hàng trăm ngàn đôi dép hiện diện tại nhiều tỉnh thành cả 3 miền Bắc - Trung - Nam và đặc biệt có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, sản phẩm của “Vua dép lốp” được tiêu thụ 30% trong nước, 70% được xuất khẩu sang Nhật Bản, Pháp, Đức, Trung Quốc.

 

https://thuonghieusanpham.vn/doi-dep-cao-su-huyen-thoai-lich-su-di-tu-chien-tranh-den-hien-dai-6260.html

zalo chat 0989.530.530 zalo chat 0989.22.34.22
popup

Số lượng:

Tổng tiền: