Nghệ nhân PHẠM QUANG XUÂN - Ông sinh năm 1942 tại Hà Nội.

Bắt đầu làm dép lốp vào năm 1960 tại xí nghiệp dép lốp Trường Sơn số 45 Hàng Bồ. Chàng trai năm ấy vừa tròn 18 tuổi.

Khi được phỏng vấn có biết làm không, sợ không được nhận ông trả lời CÓ. Vậy là ông được nhận vào làm ngay mà không được ai chỉ dạy.

Ngày đó xí nghiệp làm dép theo dây chuyền. Tức là ai phá lốp thì cả ngày chỉ phá lốp, ai quay tay thì cứ quay tay, khoanh đế thì cứ khoanh đế, xâu quai thì cứ xâu quai.

Do lo sợ lời hứa với tổ trưởng, cùng với tính tỉ mẩn sẵn có, ông luôn quan sát rất kỹ những người thợ giỏi đang làm rồi âm thầm tập luyện ngày đêm. Chính vì vậy mà ông là người duy nhất có thể làm hoàn hảo tất cả các công đoạn của 1 đôi dép.

Nhìn thấy ai làm chưa tốt ông hay góp ý nên nhiều người ghét, ông kêu gọi đóng quai dép thật khít không được làm ẩu dễ tuột quai. Đang xung phong mà tuột quai là CHẾT. Góp ý xong là ông làm luôn cho xem nên mọi người dù ẫm ức nhưng vẫn phải tâm phục.

Năm 1970 cán bộ bảo tàng Hồ Chí Minh đến xí nghiệp đặt 10 đôi dép Bác Hồ để trưng bày tại các bảo tàng trên toàn quốc. Ông vinh dự là 1 trong 5 người được chọn. Hiện những đôi dép này vẫn đang được trưng bày tại di tích phủ chủ tịch và bảo tàng Hồ Chí Minh. Đôi dép này được coi là BẢO VẬT QUỐC GIA.

 

Đôi dép này được thịnh hành đến năm 1985 thì suy giảm do không còn được ưa chuộng và không cạnh tranh được với các mẫu dép mới của Miền Nam – Xí nghiệp giải thể.

Bỏ nghề dép ông mưu sinh bằng đủ các nghề như: Thợ cơ khí, khâu bóng, sửa đồng hồ, trang trí nội thất. Bất kỳ ngành gì ông đều được đánh giá là tâm huyết và có tay nghề giỏi.

Chính vì kinh qua nhiều nghề khác nhau đã giúp ông có cái nhìn toàn diện về cái đẹp. Nghê sửa đồng hồ đòi hỏi phải rất tỉ mỉ, phải biết mài dụng cụ. Nghề cơ khí giúp ông nghĩ ra nhiều dụng cụ tinh xảo, nghề trang trí giúp ông quan sát về cái đẹp.

Thời gian rảnh ông vẫn làm dép tặng con cháu, bạn bè. Thỉnh thoảng những người hoài cổ vẫn đến đặt dép ông làm, các đoàn làm phim đặt dép để diễn viên đóng vai Bác Hồ …Có thể nói thời gian này đôi dép của ông đạt đỉnh cao nhất về chất lượng.

Năm 2010 nghe báo đài nói nhiều về biển đông. Ông nảy ý định khắc bản đồ Việt Nam cùng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên dép. Thật không ngờ ý tưởng đó đã được báo đài đồng thanh đăng tải, đôi dép đã bùng trở lại và không chỉ khách trong nước mà hơn 60 nước trên thế giới đặt mua qua đường xách tay.

Năm 2013 người con rể là anh Nguyễn Tiến Cường khi đó đang làm phó giám đốc 1 công ty phần mềm có tiếng đã từ bỏ công việc để thuyết phục ông gìn giữ và phát huy thương hiệu dép cao su cho thế hệ sau. 

Cơ sở sản xuất dép cao su PHẠM QUANG XUÂN ra đời khi ông bước sang tuổi 73, lấy hiệu là VUA DÉP LỐP. Đóng Đô tại Phố Nguyễn Biểu, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Có thể nói ông lên ngôi ở tuổi cao nhất mọi triều đại. Ngay năm đó ông phong người con rể làm Cường phò Mã. Trao thượng phương bảo Dao phụ trách việc phát triển sản phẩm và chinh phục toàn cầu.

Nghe lời cha căn dặn, ngay năm sau đó tức năm 2014 sản phẩm dép cao su đã được bình chọn: Top 100 thương hiệu nổi tiếng tin dùng. Sản phẩm đã được trình lên Unesco để xét duyệt làm di sản phi vật thể của Việt Nam.

Tháng 2 năm 2015 với đề xuất của Cường phò mã, Vua dép lốp chính thức dời đô về Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh; địa chỉ số 19 Ngọc Hà, Bà Đình, Hà Nội trong niềm hân hoan của mọi nhà.

zalo chat 0989.530.530 zalo chat 0989.22.34.22
popup

Số lượng:

Tổng tiền: