-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
1947
Đăng bởi Admin vuadeplop
Thứ Wed,
16/12/2020
Năm 1947 là năm đôi dép lốp đầu tiên của Việt Nam ra đời. Nó được làm từ săm lốp xe quân sự của Pháp gửi tặng chủ Tịch Hồ Chí Minh như 1 món quà chiến thắng. Đôi dép được Bác sử dụng hơn 20 năm từ năm 1947 đến khi người qua đời.
Đôi dép sử dụng rất thuận tiện trên mọi địa hình nên Bác cho phổ biến ra toàn quân.
Giới thiệu 2 đôi dép của Bác
Đôi số 1: Đây là đôi dép có 3 quai to. Đôi dép này được Bác sử dụng thường xuyên. Hiện đôi dép này đang được Trưng bày tại linh cữu của Người tại Lăng Bác
Đôi số 2: Đây là đôi dép có 2 quai to bắt chéo. Đôi dép này được văn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt làm để thay thế cho đôi dép số 1 khi gót đế đã bị mòn quá, tụt quai đang đi sửa
2 đôi dép này đã được Nghệ Nhân PHẠM QUANG XUÂN tại hiện lại nhưng ở 1 đẳng cấp rất cao. Đặc biệt không bị tuột quai và đóng đinh định vị như xưa - Xem sản phẩm trên web
CHUYỆN VỀ ĐÔI DÉP BÁC HỒ
Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ. Bác đi từ ở chiến khu Bác về…” Đó là lời một bài hát về đôi dép cao su giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều người biết về đôi dép ấy khi Bác ở chiến khu, khi đi thăm đồng bào, đồng chí. Câu chuyện của Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, người có nhiều năm công tác tại Cục Cảnh vệ (Bộ Công an) đề cập đến đôi dép Bác Hồ trong một lần công du quan trọng ra nước ngoài.
Thiếu tướng kể, đó là lần đầu tiên ông được bảo vệ Bác đi công tác nước ngoài - thăm Ấn Độ. Trời rét, Bác vẫn dặn anh em cảnh vệ mang theo dép cao su để “sang bên đó Bác đi cho tiện, hơn nữa cũng quen dùng”. Khi lên máy bay, Bác đi giầy vải cho ấm. Nhân lúc đó, mọi người bàn nhau đem giấu dép cao su, vì nghĩ đơn giản, ra nước ngoài, Bác phải đi giày lễ tân cho sang trọng. Nhưng khi máy bay sắp hạ cánh, Bác liền hỏi dép cao su. Mọi người muốn đặt Bác vào sự đã rồi, nên thưa “dép để dưới bụng máy bay!”. Bác phê bình, “các chú làm vậy là không được!”. Khi máy bay dừng hẳn trên sân, Bác yêu cầu lấy bằng được dép cao su để đi.
Đến viếng mộ Thủ tướng Gandi, theo quy định chung mọi người đều phải để giầy dép bên ngoài. Bác là khách quý, nhân viên lễ tân mời Bác cứ đi dép, nhưng Bác không chịu. Bác cúi xuống cởi dép, một tình huống ngoài dự kiến đã xảy ra. Các nhà báo chen lấn nhau để quay phim, chụp ảnh cho bằng được đôi dép của Bác. Bà con ấn Độ có mặt khi đó cũng cố đến gần để nhìn tận nơi, thậm chí sờ được tay vào đôi dép cao su giản dị. Tất cả đều thực sự xúc động về sự thanh cao, giản dị, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Cũng trong lần công tác ấy, Bác nhận lời tiếp vợ chồng vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ấn Độ. Bữa tiệc diễn ra thân mật, chân thành, ấm cúng khiến cả hai ông bà đều rất xúc động. Cả hai càng xúc động hơn, kính trọng Bác hơn khi thấy người đi dép cao su. Họ nghẹn ngào bày tỏ: “Nghe tiếng đã lâu, hôm nay mới thấy tận mắt, đúng là Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị, thân thương quá!”.
(Dép lốp có nhiều tên gọi khách nhau: Dép cao su, dép râu, dép Bác Hồ)
PhuthoPortal (Nguồn PTO)
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)