Từ việc Vimedimex trần 9 phiên sau tin nhập vaccine: Chân dung bộ tứ thống lĩnh mảng nhập khẩu thuốc với tổng doanh thu 3 tỷ USD nhưng lãi rất thấp

Đăng bởi Nu Online
Thứ Thu,
19/08/2021

Ngoài trừ công ty FDI là Zuellig có lợi nhuận tốt, 3 doanh nghiệp nội là Sang Pharma, Vimedimex và Phytopharma dù cùng có doanh thu vài chục nghìn tỷ mỗi năm nhưng lợi nhuận rất thấp, thậm chí không bằng một số công ty sản xuất dược phẩm cỡ vừa.

Công ty Việt Nam nộp đơn xin phê duyệt cho vaccine Hayat - Vax (UAE)

Ngày 4/8/2021, CTCP Y dược phẩm Vimedimex (VMD) đã trở thành đối tác chiến lược của Group 42 và Royal Strategics Partners (UAE). Thông qua Thoả thuận nguyên tắc, Group 42 đã uỷ quyền cho Vimedimex là đơn vị nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam và là Cơ sở đề nghị, đứng tên nộp hồ sơ đề nghị Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine COVID-19 Hayat – Vax, được sản xuất tại UAE.

Cùng ngày, Công ty Royal Strategics Partners đã đồng ý bán và ký Hợp đồng nhập khẩu với Vimedimex 10 triệu liều vaccine COVID-19 Janssen; 5 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer; 10 triệu liều vaccine Covid 19 Sputnik V.

Hiện nay, các bên đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nộp vào Bộ Y tế xin cấp phép nhập khẩu. Đơn hàng đầu tiên dự kiến về Việt Nam cuối tháng 8/2021.

Cổ phiếu Vimedimex (VMD) đã tăng trần liên tục kể từ sau thông tin Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế xử lý đề nghị hỗ trợ công ty này mua vaccine Sputnik V của Tập đoàn Royal Strategic Partner (thành viên của Group 42), UAE.

Cổ phiếu VMD tăng trần 9 phiên liên tiếp, P/E cao hơn cả Dược Hậu Giang dù chỉ nguồn thu chính từ phân phối

Kể từ ngày 9/8, cổ phiếu VMD đã có 9 phiên tăng trần liên tiếp (tính cả phiên hôm nay, 19/8). Thị giá tăng tương ứng từ 26.400 đồng lên 45.150 đồng. 

P/E của VMD ở mức 17.5, cao hơn cả nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu của Việt Nam là Dược Hậu Giang (DHG) 15.7, dù cho Vimedimex có nguồn thu chính từ phân phối với biên lợi nhuận rất mỏng. Tuy nhiên, thanh khoản cổ phiếu VMD không đáng kể, do đó định giá này trở nên thiếu tính tin cậy hơn. 

Vimedimex trên thực tế là nhà phân phối dược phẩm nằm trong nhóm lớn nhất và giàu truyền thống của Việt Nam. Công ty được thành lập từ năm 1984, năm 2020 đạt quy mô doanh thu 18.168 tỷ đồng. 

Đáng chú ý vào tháng 8 năm ngoái, Vimedimex đã chính thức sản xuất những viên thuốc đầu tiên tại nhà máy Vimedimex 2, chuyển từ công ty thuần phân phối sang tự sản xuất để phân phối thuốc. Việc mở rộng các xưởng sản xuất thuốc được Vimedimex liên tục lên kế hoạch cho đến cuối năm 2022. 

Trong nhóm các công ty phân phối dược phẩm lớn nhất Việt Nam, đáng chú ý nhất là trường hợp của Zuellig Pharma với doanh thu năm ngoái hơn 24.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Zuellig và Vimedimex từng so kè nhau khá quyết liệt cho vị trí dẫn đầu giai đoạn trước năm 2018. Tuy nhiên kể từ năm 2019, khoảng cách của Zuellig Pharma Việt Nam so với đối thủ ngày một nới rộng. Trên thực thế Zuellig Pharma là tập đoàn phân phối dược phẩm hàng đầu châu Á, có lịch sử 100 năm, hiện có quy mô 13 tỷ USD phục vụ tại 13 thị trường khác nhau. 

Bên cạnh Zuellig Pharma và Vimedimex, hai các tên nội phân phối dược phẩm quy mô lớn khác gồm có Phytopharma và Sang Pharma, doanh thu lần lượt 15.179 tỷ đồng và 12.303 tỷ đồng năm ngoái. 

Phytopharma hay còn được biết đến là CTCP Dược liệu Trung ương 2, cũng là một doanh nghiệp lâu đời, thành lập năm 1985. 

Hay như Sang Pharma non trẻ hơn, thành lập năm 2011, nhưng hiện có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Sang Pharma thực tế là đối tác chiến lược của Zuellig Pharma. Điểm thú vị ở chỗ, những người sáng lập ra Sang Pharma là những lãnh đạo xuất thân từ Phytopharma. 

Đặc thù của ngành phân phối dược phẩm là biên lợi nhuận rất mỏng. Dù cho có doanh thu hàng trăm triệu cho đến tỷ đô, lợi nhuận của các công ty nói trên chỉ lèo tèo vài chục cho đến vài trăm tỷ đồng mỗi năm. 

 

zalo chat 0989.530.530 zalo chat 0989.22.34.22
popup

Số lượng:

Tổng tiền: