TRÀN NGẬP BÁO TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ĐĂNG TIN VUA DÉP LỐP

Đăng bởi Thu Phương
Thứ Wed,
20/01/2021

 

Người đưa biển đảo quê hương vào "đôi dép Bác Hồ"

(ANTV) - Dép lốp là một sáng tạo trong những năm tháng kháng chiến thiếu thốn, nó đã trở thành biểu tượng đẹp của người chiến sĩ Việt Nam vô cùng giản dị. Đã qua hơn nửa thế kỷ, dép lốp giờ đây đã trở thành hiện vật nằm trong bảo tàng, ít ai ngờ rằng nó vẫn được ưa thích ở đất Hà thành.

Chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ ở ngõ 13, Nguyễn Biểu, nơi có một người gắn bó cả đời với nghề làm dép lốp cao su. Đôi dép mà từ lâu người dân Việt Nam đã gọi với cái tên thân thuộc “Dép Bác Hồ”.

Đó là ông Phạm Quang Xuân - người duy nhất còn làm dép lốp thủ công giữa đất Hà thành. Năm nay đã 74 tuổi nhưng ánh mắt và đôi tay ông vẫn còn tinh tường, tỉ mỉ và khéo léo. Dép của ông không chỉ người già yêu thích, mà các bạn trẻ cũng tìm đến để được trải nghiệm, sống lại một thời của cha ông.

Ông là cựu công nhân lành nghề của Xí nghiệp Trường Sơn thuộc Công ty bách hóa Hà Nội chuyên sản xuất dép cao su từ trước 1975.

Những năm 80 của thế kỷ trước, dép cao su dần bị thất thế khi dép nhựa miền Nam trở nên phổ biến. Ông Xuân một thời gian đã chuyển sang làm đế giày và bỏ nghề làm dép lốp.

Mọi việc bắt đầu trở lại khi ông về hưu, "ngứa nghề" ông tự làm những đôi dép lốp cổ lỗ sĩ cho mình và gia đình sử dụng. Dần dần có nhiều người thích, ông sản xuất luôn cho khách.

Sau cơn mưa rào, thời tiết dường như mát mẻ hơn, những ngày nắng, ông Xuân có một khoảng sân trước nhà để làm việc. Ở đó, ông bày cơ man nào là lốp, từ những chiếc lốp ô tô đến cả những chiếc lốp máy bay nặng cả tấn. Ngày mưa, ông làm việc ở khoảng không gian hẹp trên ban công tầng 2, nhìn thì chật nhưng cũng là đủ cho người thợ này thỏa sức sáng tạo những tác phẩm của mình.

Loại dép vốn đặc trưng của người Việt, phải làm thủ công mới thể hiện hết tinh hoa của người thợ. Để làm ra dép cao su ông phải cất công tìm mua lốp, chủ yếu là lốp máy bay và xe tải hạng nặng ở mỏ đã hỏng, có đủ độ dày cần thiết rồi mang về xén thành từng phần, từng đoạn.

Theo ông, làm dép khó và lâu nhất là làm phần quai, quai dép phải đủ độ cong, trơn và nhẵn, ôm chân và không bị xộc xệch. "Khi xỏ vào đôi dép, đôi chân êm ái là đạt yêu cầu." - Ông Xuân chia sẻ.

May mắn, đúng lúc chúng tôi đang trò chuyện với ông Xuân, một vị khách của ông ghé tới. Là khách “ruột” của ông Xuân hơn chục năm nay, chú Nguyễn Công Hùng là cựu chiến binh chống Mỹ đang sống tại Thái Hà, Hà Nội.  Nói về niềm đam mê của mình, ông tâm sự: “ Để làm một đôi dép không khó nhưng đẹp hay không là do người thợ. Nhìn thì đơn giản, nhưng để đẹp người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm cũng như con mắt thẩm mỹ.” Nhìn ông làm việc, ký ức về một thời gian khó như được truyền cả vào đôi dép lốp một cách sống động.

Chú không chỉ mua dép cho mình mà còn mua làm quà cho đồng đội chiến đấu ngày trước. Vừa ướm thử đôi dép mới hoàn thành, chú Hùng vừa chia sẻ: “ Ở ngoài, cũng nhiều nơi bán dép cao su nhưng không đâu dép đi ưng ý và ôm chân như của ông Xuân. Đây là đôi dép mà Bác Hồ từng đi và cũng là cứu cánh cho bộ đội mình trong kháng chiến chống Mỹ. “

Đôi dép cao su được chú Hùng xếp ngang hàng với khẩu M79 (súng phóng lựu) của Mỹ, với chiếc xẻng đào hầm của bộ đội. Lý do là vì, ngày chú chiến đấu ở chiến trường Trường Sơn, mưa nhiều, bộ đội lúc nào cũng phải lội nước. Nếu đi giày thì bí chân, nước ngấm và còn bị vắt chui vào không biết. Đôi dép cao su cộng thêm đôi tất Mỹ thì sẽ chẳng sợ lội sông, lội suối, đi rừng, vừa phòng trơn lại vừa thoáng chân, không sợ vắt.  

Vậy nên, đến giờ, dù chẳng phải lội nước, chẳng phải đi rừng, đôi dép cao su vẫn là vật dụng thân thuộc của chú Hùng.

Dép sao su của ông so với dép đang bán ngoài thị trường khác nhau không chỉ ở cách sản xuất, chất liệu... mà đôi dép ông làm ra còn khiến người ta yêu thích vì những hình ảnh đẹp gắn liền với nó một thời.Dép ông Xuân làm có giá không hề rẻ, có đôi lên đến tiền triệu. Vậy nhưng nhiều khách du lịch vẫn tìm đến mua, thậm chí có người đặt hàng chờ lấy cho bằng được.

Khách của ông có rất nhiều khách du lịch nước ngoài, khắc ghi hình ảnh Việt Nam, ông hi vọng khi về nước, đây sẽ là một món quà lưu niệm ý nghĩa và cũng để mỗi lần nhìn vào, du khách sẽ nhớ tới Việt Nam.

https://vuadeplop.com/tin-tuc/tran-ngap-bao-trong-nuoc-va-quoc-te-dang-tin-vua-dep-lop-10.html

zalo chat 0989.530.530 zalo chat 0989.22.34.22
popup

Số lượng:

Tổng tiền: