-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trái cây xuất khẩu “giải cứu” nằm la liệt phố Hà Nội
Đăng bởi Nu Online
Thứ Fri,
07/01/2022
Xuất khẩu gặp khó khăn tại khu vực biên giới đã khiến nhiều tổ chức, cá nhân đưa trái cây về Hà Nội bày bán theo cách “giải cứu” trên vỉa hè là hình ảnh lại được tái hiện trong những ngày đầu năm 2022.
Ùn tắc nông sản, trái cây xuất khẩu tại khu vực cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc nhiều ngày qua đã khiến hàng nghìn tấn sản phẩm của người dân gặp khó khăn trong tiêu thụ. Nguy cơ hư hỏng hàng hóa là hiện hữu khi hàng ngàn xe container phải nằm chờ trực cả tuần nhưng không giao được hàng khiến các doanh nghiệp, chủ hàng như ngồi trên đống lửa.
Nhận thấy khả năng xuất khẩu khó khăn, những ngày gần đây nhiều doanh nghiệp, chủ hàng, tiểu thương đành ngậm ngùi chở hàng về Hà Nội, tổ chức các điểm bán hàng “giải cứu” nông sản xuất khẩu mà chủ yếu là các loại trái cây chủ lực như mít, dưa hấu, thanh long… Hình ảnh những loại trái cây ngon nhưng được chất đống tại các vỉa hè khu vực đường Trường Chinh, Nguyễn Xiển, Võ Chí Công… lại tái hiện như nhiều năm trước.
Dưa hấu được "giải cứu" với giá 20.000 đồng/quả trên đường Võ Chí Công.
Ghi nhận của phóng viên tại khu vực đường Trường Chinh sáng 7/1, quá trình “giải cứu” trái cây vẫn đang diễn ra sôi động. Hàng tấn trái cây được chất đống bày bán tại khu vực vỉa hè với giá rẻ được người tiêu dùng Thủ đô tìm đến hỏi mua với số lượng lớn. Hiện giá bán mít Thái có trọng lượng trung bình 10kg giảm chỉ còn 8.000 đồng/kg; thanh long loại 0,5kg/quả có giá 70.000 đồng/thùng; dưa hấu bán theo quả với trọng lượng trung bình 2kg có giá 20.000 đồng/quả.
Anh Hoàng Văn Mạnh – 1 đầu mối “giải cứu” trái cây trên đường Trường Chinh cho biết, từ ngày 3/1 đến nay đã tổ chức bán được khoảng 20 tấn mít Thái. Mít có giá rẻ chỉ bằng 1/2 giá trong chợ nên có ngày anh bán được gần 10 tấn.
“Mít Thái tiêu chuẩn xuất khẩu đã được chứng nhận tại địa phương nên chất lượng rất tốt. Dịch bệnh khiến hàng hóa khó xuất khẩu nên bên mình tổ chức điểm bán giải cứu nhằm hỗ trợ bà con thu lại chi phí cơ bản. Việc này cần phải làm nhanh, nếu để lâu hàng hóa sẽ hỏng vừa lãng phí, các nhà vườn vừa thua lỗ lớn. Mỗi quả mít giờ bán trên dưới 100.000 đồng nên ngoài người dân mua lẻ về ăn còn có đông đầu mối tại các chợ, cửa hàng tìm đến cất hàng về bán”, anh Mạnh cho biết.
Mít Thái được bán ở đường Trường Chinh với giá 8.000 đồng/kg, hơn 100.000 đồng/quả.
Tương tự, anh Nguyễn Đức Thắng bán dưa hấu “giải cứu” tại đường Võ Chí Công cũng cho biết, trong 10 ngày qua nhờ việc bán hàng tại vỉa hè đã tiêu thụ được khoảng 50 tấn dưa. Cao điểm trong ngày mùng 1 tháng Chạp vừa qua, điểm bán của anh đã bán được trên 10 tấn dưa cho người dân trong khu vực cũng như các đầu mối bán hàng tại các chợ trên địa bàn Hà Nội.
“Dưa Bình Định xuất khẩu có trọng lượng đồng đều lại có chất lượng cao nên người mua rất đông. Dưa bán theo quả với giá 10.000 đồngkg và mỗi quả thường có trọng lượng khoảng 2kg nên mình bán giá chung là 20.000 đồng/quả. Dưa ngọt và đều đẹp nên nhiều người mua cúng thắp hương, mua ăn từ 2 – 3 quả, có người mua nhiều để bán lại tại các chợ, cửa hàng hoa quả đến vài tạ là thường xuyên”, anh Thắng nói.
Theo tìm hiểu, những loại trái cây đang được “giải cứu” tại Hà Nội dịp này chủ yếu có xuất xứ từ các tỉnh, thành phía Nam và Nam Trung Bộ như Cà Mau, Tiền Giang, Đăk Lăk, Bình Định, Bình Thuận… dù có giá rẻ so với thị trường chung, song các loại trái cây đều có tem, nhãn chứng nhận nguồn gốc xuất xứ được đóng gói cẩn thận phục vụ cho quá trình xuất khẩu nên chất lượng được đảm bảo phục vụ người tiêu dùng.
Chị Thu Hương đang mua mít tại đường Trường Chinh cho biết, đã từng đến điểm bán “giải cứu” trái cây từ nhiều ngày trước mua dưa hấu và thanh long về ăn, thấy chất lượng rất tốt nên nay lại qua mua mít, vừa tiết kiệm chi phí vừa góp phần hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm mùa dịch.
“Hoa quả bán “giải cứu” nên giá rẻ hơn nhiều so với mua ở chợ hay các cửa hàng. Vì là hàng xuất khẩu nên chất lượng đã được tuyển chọn từ ban đầu nên mình mua rất yên tâm. Thực tế khi ăn các loại hoa quả mua ở đây chất lượng rất tốt, giữ nguyên được hương vị mà rất ít khi mình được thưởng thức nên sẽ giới thiệu cho nhiều người đến mua”, chị Hương nói.
Ngoài vô số trái cây còn có các loại rau cũng cần được "giải cứu".
Từ thực tế công tác tiêu thụ trái cây tại Hà Nội những ngày qua có thể thấy, việc “giải cứu” nông sản mùa vụ trong cao điểm tiêu thụ gặp khó khăn vẫn chỉ là giải pháp tình thế, chỉ là cách xử lý thiếu bền vững trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ lớn. Hỗ trợ tiêu thụ theo cách nhỏ lẻ như hiện nay sẽ không đáng là bao so với hàng triệu tấn nông sản đang đứng trước nguy cơ hư hỏng, phải đổ bỏ đang còn ùn ứ ngay trên những cánh đồng cũng như khu vực cửa khẩu biên giới.
Chính vì vậy, việc quy hoạch vùng sản xuất, chiến lược phân bổ sản lượng sản phẩm theo từng mùa vụ gắn với quy trình chế biến, hệ thống tiêu thụ và xúc tiến mở rộng thị trường, đa dạng phương thức xuất khẩu tránh bị phụ thuộc vào 1 thị trường nhất định cho sản phẩm nông sản… vẫn đang là bài toán cần có lời giải gấp rút từ các Bộ, ngành, các địa phương, doanh nghiệp và ngay từ chính những người dân.
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
shopee,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)