-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
"Thủy triều" dữ dội từ đại dịch Covid-19 nhấn chìm các trường đại học TQ: Cảnh tượng có "một không hai"
Đăng bởi Nu Online
Thứ Wed,
15/09/2021
Việc chuyển phát ở Trung Quốc phát triển, sinh viên đại học ngày nay có thói quen đi người không từ nhà tới trường và gửi chuyển phát hành lý của mình.
Một "làn sóng" bưu kiện tràn ngập các trường đại học Trung Quốc khi sinh viên quay trở lại trường học sau khi những hạn chế để phòng chống đại dịch Covid-19. Điều này khiến phụ huynh và học sinh gặp khó khăn trong việc vận chuyển những nhu yếu phẩm cần thiết tới chỗ học.
Những người làm việc ở Đại học Jian Qiao, Thượng Hải nói với Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng, hàng hóa đã bị tắc nghẽn tại khuôn viên trường. Những người này cũng cho biết thêm, tình trạng tắc ứ của đồ đạc trong quá trình vận chuyển này là bởi khuôn viên trường đã bị phong tỏa, ngăn cách với các khu vực xung quanh để ngừa sự bùng phát của Covid-19.
Các sinh viên gọi các khu vực nhận hàng là những chiến trường, các nguồn tin cho biết, thùng hàng tắc ứ, khiến việc di chuyển rất khó khăn. Nhiều gia đình đã lựa chọn phương án mua luôn đồ dùng mới cho con thay vì chờ lấy đồ được vận chuyển.
"Khi đến nơi nhận hàng, tôi bị sốc khi nhìn thấy các bưu kiện. Thật buồn cười," một sinh viên chia sẻ trên mạng xã hội Weibo.
Sinh viên đại học chuyển phát nhiều bưu kiện hơn so với mọi năm khiến quá trình vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Baidu
Các trường khác cũng đã trải qua những điều tương tự như trường Jian Qiao.
Giám đốc một công ty vận chuyển ở tỉnh Chiết Giang, Chen Sheng cho biết, nơi giao hàng của anh chịu trách nhiệm gửi bưu kiện đến 8 trường cao đẳng, đại học trong khu vực và đã gửi ít nhất 5.000 bưu kiện mỗi ngày kể từ tháng 9, số lượng này gấp đôi con số bình thường, Ningbo Evening News đưa tin.
Anh Chen cho biết, trong các ngày lễ độc thân - một trong những đợt mua sắm rầm rộ nhất năm ở Trung Quốc, họ thường cũng chỉ giao tới 3.000 bưu kiện mỗi ngày.
Ningbo Evening News đưa tin rằng, số lượng hàng hóa gia từ Tmail.com đến các trường đại học trong tuần đầu tiên của tháng này đã tăng 120% so với cùng kỳ tháng trước.
Ảnh: Baidu
Một sinh viên trường Đại học Zhejiang Wanli cho biết, anh ấy đã chuẩn bị 2 kiện hàng lớn để gửi từ nhà tới trường học. "Việc chuyển phát tiện lợi và hiện đại đến mức tôi gửi chuyển phát đồ đạc còn nhanh và rẻ hơn rất nhiều so với việc tự mang đồ đi cùng (khi di chuyển từ nhà tới trường đại học),"
Hình ảnh về các "đại dương bưu kiện" đã tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội ở Trung Quốc.
"Điều này cho thấy một sự thay đổi đáng kể ở đất nước chúng tôi. Hai hoặc ba thập kỉ trước, tôi đã ngồi trên tàu suốt 20 tiếng để đến trường, tay mang lỉnh kỉnh vali lớn nhỏ đựng bát đĩa, xà phòng,... Còn học sinh ngày nay, họ chỉ cần đến trường thôi.," một người dùng khác chia sẻ.
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
shopee,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)