-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thị trường ngày 13/11: Giá dầu và sắt thép giảm, vàng tăng, lúa mì cao nhất 9 năm, cà phê cao nhất gần 10 năm
Đăng bởi Nu Online
Thứ Sat,
13/11/2021
Giá hàng hóa thế giới tiếp tục biến động mạnh trong phiên 12/11 do ảnh hưởng bởi diễn biến tỷ giá USD và tình trạng lạm phát tăng nóng trên toàn cầu.
Dầu giảm tuần thứ 3
Giá dầu giảm trong phiên 12/11 do lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nhanh kế hoạch nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Dầu thô Brent kết thúc phiên này giảm 70 US cent, tương đương 0,8% xuống 82,17 USD/thùng; dầu thô Tây Texas (WTI) của Mỹ giảm 80 cent, tương đương 1% xuống 80,79 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, cả hai loại dầu đều giảm tuần thứ 3 liên tiếp do đồng USD mạnh lên và đồn đoán rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể giải phóng dầu từ Cục Dự trữ Dầu chiến lược Mỹ để hạ nhiệt giá năng lượng. Tính trên cơ sở hàng tuần, dầu Brent giảm 0,7%, trong khi WTI giảm 0,6%.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Jennifer Granholm, hôm thứ Hai (8/11) cho biết ông Biden có thể hành động ngay trong tuần này để giải quyết vấn đề giá xăng dầu tăng vọt.
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên tuần thứ ba liên tiếp, thêm 6 giàn lên 556 giàn trong tuần tính đến ngày 12 tháng 11, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020.
Vàng tăng tiếp
Giá vàng tăng trong phiên vừa qua, tính chung cả tuần tăng mạnh nhất trong vòng 6 tháng do nhu cầu mua mạnh trong bối cảnh lạm phát giá tiêu dùng tại Mỹ tăng mạnh.
Giá vàng giao ngay kết thúc tuần tăng 0,3% lên 1.866,87 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng khoảng 2,8%; vàng kỳ hạn tháng 12 tăng 0,3% lên 1.868,5 USD/ounce.
Các nhà phân tích của Societe Generale dự báo giá vàng sẽ đạt trung bình 1.950 USD/ounce trong quý đầu tiên của năm 2022, với "cam kết mới từ Cục Dự trữ Liên bang để hỗ trợ nền kinh tế dù lạm phát tăng cao".
Cao su tăng hơn 1%
Giá cao su tại Nhật Bản tăng trong phiên cuối tuần do các nhà đầu tư ngày càng tin rằng áp lực lạm phát do hàng hóa tăng đột biến và chuỗi cung ứng sẽ giảm dần.
Kết thúc phiên này, cao su kỳ hạn tháng 4 trên Sàn giao dịch Osaka tăng 3,4 yên, hay 1,5%, lên 227,1 yên/kg; tính chung cả tuần, giá tăng 3,4%.
Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 1 tăng 2,2% lên 14.395 CNY/tấn.
Khí đốt tăng tại Châu Á
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường Châu Á tuần này đảo chiều tăng sau 3 tuần liên tục giảm trước đó do nhu cầu tăng ở Trung Quốc bởi nhiệt độ giảm mạnh. Các nhà phân phối khí đốt đang tập trung sự chú ý vào nguồn cung khí của Nga cho thị trường Châu Âu.
Giá LNG trung bình kỳ hạn tháng 12 tại khu vực Đông Bắc Á tuần này tăng lên 31,5 USD/mmBtu, tăng 2 USD, tương đương khoảng 6,8% so với tuần trước.
Giá đồng tăng
Giá đồng tăng trong phiên cuối tuần, ghi nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp do đồng USD quay đầu giảm khỏi mức cao kỷ lục 16 tháng vào lúc thị trường Châu Âu kết thúc phiên giao dịch.
Đồng USD đã giảm trơ lại sau khi kết quả một cuộc khảo sát cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ vào đầu tháng 11 giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ do lạm phát gia tăng làm cho mức chi tiêu của các hộ gia đình bị ảnh hưởng.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) đã tăng 1% trong phiên này, lên 9.731 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng 2,2% trong tuần, tiếp nối đà tăng của tuần trước.
Đậu tương và ngô tăng, lúa mì cao nhất 9 năm
Giá đậu tương kỳ hạn của Mỹ tăng khoảng 2% trong phiên vừa qua do hoạt động mua mang tính kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu tăng nhanh đối với nguyên liệu thức ăn giàu protein và các rào cản ở khâu hậu cần.
Giá ngô và lúa mì kỳ hạn tương lai cũng theo xu hướng tăng do nguồn cung ngũ cốc toàn cầu bị thắt chặt và hoạt động mua mạnh từ các quỹ. Đáng chú ý, giá lúa mì Mỹ đạt mức cao kỷ lục 9 năm.
Theo đó, đậu tương kỳ hạn tháng 1 trên sàn Chicago kết thúc phiên tăng 22-3/4 cent, tương đương 1,9%, lên 12,44-1/4 USD/bushel, giá đậu tương giao tháng 12 tăng 17,60 USD, tương đương 5,1%, lên 362,10 USD/tấn ngắn hạn; ngô giao tháng 12 tăng 7-3/4 cent lên 5,77-1/4 USD/bushel; lúa mì giao tháng 12 tăng 4-1/2 cent lên 8,17 USD/bushel, sau khi có lúc đạt 8,26-3/4 USD, mức cao nhất kể từ tháng 12/2012 đối với hợp đồng giao dịch nhiều nhất.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm do các dấu hiệu cho thấy nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt trong khi các phân tích kỹ thuật đều cho thấy xu hướng tăng giá. Giá robusta phiên này đạt mức cao mới trong vòng 10 năm.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 tăng 4,4% lên 2,2280 USD/lb, cao nhất kể từ tháng 10/2014 – khi đạt 2,2330 USD.
Cà phê robusta giao tháng kết thúc phiên giảm 0,2% xuống 2.296 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức 2.313 USD, cao nhất kể từ đầu tháng 9/2011.
Sắt thép giảm
Giá quặng sắt giảm trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần giảm tuần thứ 5 liên tiếp do lo ngại về triển vọng nhu cầu nguyên liệu không khả quan ở nước sản xuất thép hàng đầu thế giới - Trung Quốc.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên giao dịch giam 1,6% xuống 546,50 CNY (85,48 USD)/tấn, tính chung cả tuần giảm gần 3%.
Giá thép phiên này cũng giảm, với thép thanh vằn giảm 2,3%, đảo ngược mức tăng 5% ở phiên liền trước, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 1% và thép không gỉ giảm 2,1%.
Than luyện cốc Đại Liên DJMcv1 giảm 4,9%, trong khi than cốc DCJcv1 giảm 2,9%.
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
shopee,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)