-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những thói quen tưởng tốt nhưng lại là "thủ phạm" gây hại các cơ quan trong cơ thể
Đăng bởi Nu Online
Thứ Sat,
18/09/2021
Muốn cơ thể khỏe mạnh, có một chế độ ăn uống phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, có những thói quen nhiều người nghĩ rằng tốt lại vô tình có tác dụng ngược, gây tổn thương cho cơ thể.
1. Uống thuốc bảo vệ gan : Tổn thương gan
Ảnh minh họa
Có một số người không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh gan, nhưng lại thích dùng thuốc bảo vệ gan trong thời gian dài. Một số nhà sản xuất cho rằng dùng một lượng nhỏ thuốc bảo vệ gan liên tục có thể ngăn chặn hiệu quả virus viêm gan xâm nhập vào cơ thể người và có tác dụng phòng chống bệnh tật.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc dùng thuốc bảo vệ gan mà không đúng bệnh thậm chí có thể làm tăng gánh nặng cho gan. Gan đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là giải độc cho cơ thể con người. Mặc dù các loại thuốc bảo vệ gan nói chung không gây tổn thương nhiều cho gan nhưng việc tự ý dùng các loại thuốc không cần thiết khi không có lời khuyên của bác sĩ, gan sẽ phải tăng thời gian thải độc, từ đó làm tăng gánh nặng cho gan.
2. Ăn cháo để nuôi dưỡng dạ dày: Tổn thương dạ dày
Cháo là món ăn ưa thích của nhiều người, với lập luận cháo dễ tiêu và ăn cháo có thể bồi bổ dạ dày, nhưng thực tế có phải vậy?
Các chuyên gia chỉ ra rằng, ăn cháo không phải là cách để bảo vệ dạ dày. Đối với những người có chức năng dạ dày bình thường, dùng cháo là thức ăn chủ yếu quanh năm, lâu dần sức chứa của dạ dày sẽ kém đi.
Đối với bệnh nhân viêm loét, dù là ăn cháo loãng cũng sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị, lượng lớn axit dịch vị sẽ kích thích nghiêm trọng đến bề mặt loét dạ dày hoặc niêm mạc dạ dày, cản trở quá trình lành vết loét, thậm chí khiến vết loét trầm trọng hơn.
Bệnh nhân bị trào ngược thực quản không nên ăn cháo để bồi bổ dạ dày, vì ăn cháo sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, ăn nhiều sẽ khiến dạ dày dễ bị trào ngược hơn.
3. Ăn canh hầm xương: Tổn thương thận
Ảnh minh họa
Nhiều người thích ăn canh xương hầm để bồi bổ cơ thể. Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc ăn nhiều món canh hầm xương hoặc quá nhiều canh có thể gây hại cho thận. Nếu thời gian hầm xương quá lâu, hàm lượng purin trong canh rất cao. Ăn nhiều purin dễ dẫn đến tăng acid uric máu, acid uric máu tăng cao hoặc acid uric tăng giảm đột ngột có thể gây ra các cơn gút cấp và cũng có thể gây tổn thương thận và tim mạch.
4. Đi bộ vạn bước mỗi ngày: Tổn thương đầu gối
Đi bộ quả thực là một bài tập thể dục tốt. Tuy nhiên, đi bộ quá nhiều có thể gây tổn thương cho đầu gối, đặc biệt là những người trung niên và người cao tuổi, khớp gối và hệ cơ xương khớp nói chung đã suy yếu, đi bộ quá nhiều khiến xương khớp lão hóa, thoái hóa chức năng.
Vì vậy cần đi bộ với tốc độ vừa phải, vừa sức, không nên đi quá nhanh; tốt nhất là đi trên đường bằng phẳng, không nên đi bằng cách cố leo lên, xuống cầu thang hay đi trên đường gập ghềnh.
5. Ngủ trên giường cứng: Đau thắt lưng
Ngủ trên giường có độ cứng nhất định có thể loại bỏ áp lực của sức nặng, trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm và giúp giảm các triệu chứng đau thắt lưng.
Tuy nhiên nếu bạn ngủ trên giường gỗ cứng trực tiếp, nó không thể khớp với đường cong bình thường của cột sống con người, thắt lưng không được nâng đỡ và các triệu chứng như đau lưng sẽ xảy ra.
Chúng ta nên chọn những chiếc giường có độ cứng và mềm thích hợp. Dù ở tư thế nằm ngửa hay nằm nghiêng, cột sống phải có khả năng duy trì độ cong sinh lý bình thường.
6. Ăn thức ăn nóng: Tổn thương thực quản
Nhiều người thích "ăn khi còn nóng, uống khi còn nóng", cho rằng điều này tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi lần ăn đồ ăn nóng, đồ uống nóng sẽ gây tổn thương đến thực quản và dạ dày mà bạn không hề hay biết.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng trong những trường hợp bình thường, nhiệt độ của miệng và thực quản của con người là 36,5 - 37,2℃ và nhiệt độ cao có thể chịu được là 50 - 60℃. Khi thức ăn có nhiệt độ cao đi vào dạ dày từ miệng, tất cả ba phần sẽ bị thương.
Một báo cáo nghiên cứu do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới công bố trên tạp chí The Lancet Oncology cho thấy, uống đồ uống nóng trên 65°C sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản .
7. Uống trà thải độc đường ruột: Tổn thương đường ruột
Ảnh minh họa
Nhiều người thường mua trà làm sạch ruột trên thị trường vì tin rằng nó có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, điều này thực sự sẽ làm tổn thương đường ruột của bạn.
Các chuyên gia chỉ ra rằng trà làm sạch ruột bán trên thị trường về cơ bản có chứa các chất nhuận tràng gây khó chịu như lá senna và đại hoàng. Uống chúng thực sự có thể tăng tốc độ đi tiêu và thúc đẩy nhu động ruột, nhưng hầu hết các loại thuốc này đều chứa các hợp chất anthraquinone, có thể kích thích các dây thần kinh của niêm mạc ruột.
Nếu sử dụng lâu dài, việc tự đại tiện sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn, chỉ có thể sử dụng các loại thuốc càng mạnh càng dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc tăng cao.
8. Mặc đồ lót được làm sạch bằng chất khử trùng: Tổn thương vùng kín
Một số người sử dụng chất khử trùng để làm sạch quần lót nhưng hiệu quả thực tế không phải như vậy.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc sử dụng chất khử trùng để ngâm quần lót không những không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại còn sót lại trên đó mà còn có thể gây tồn dư hóa chất do vệ sinh không kỹ, có thể gây ra nhiều vấn đề và bệnh lý vùng kín. Một số chất khử trùng mạnh rất dễ gây kích ứng và dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn trong quá trình sử dụng.
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
shopee,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)