-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những khu vực nào ở Hà Nội sẽ được nới lỏng hoặc siết chặt sau 6-9?
Đăng bởi Nu Online
Thứ Fri,
03/09/2021
Hà Nội dự kiến sau ngày 6-9 sẽ nới lỏng hoặc siết chặt giãn cách xã hội tại các khu vực khác nhau trên địa bàn tuỳ theo mức độ nguy cơ của dịch Covid-19.
Đến trưa 3-9, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021) là 3.409 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.559 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.850 ca.
Chủ trương phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thống nhất theo đề xuất thiết lập 3 vùng "đỏ - cam - vàng" theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch. Cụ thể, trên cơ sở phân vùng, đánh giá các khu vực có nguy cơ rất cao "vùng đỏ" để tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc "ai ở đâu ở đó" để khoanh vùng, truy vết, dập dịch. Còn đối với các khu vực nguy cơ cao "vùng cam" và nguy cơ thấp hơn "vùng xanh" điều chỉnh các biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg để tổ chức phục hồi sản xuất kinh doanh và hỗ trợ các khu vực "vùng đỏ".
Theo quy định của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid 19, "vùng đỏ" (nguy cơ rất cao) với cấp huyện là có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao; 50% số xã trở lên có nguy cơ cao hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã. "Vùng cam" (nguy cơ cao) ở cấp huyện, có 30% số xã trở lên có nguy cơ cao nằm rải rác trên địa bàn huyện; 50% số xã trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 1 xã nguy cơ rất cao; có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 20% số xã. Còn "vùng xanh" (mức bình thường mới) là các địa bàn không thuộc 2 vùng nêu trên.
Theo số liệu cộng dồn các ca mắc tại 10 quận, huyện có ca mắc cao nhất trên địa bàn TP Hà Nội là: Thanh Xuân 515 ca; Đống Đa 373 ca; Đông Anh 371 ca; Thanh Trì 332 ca; Hoàng Mai 324 ca; Hai Bà Trưng 260 ca; Thường Tín 149 ca; Hà Đông 133 ca; Hoàn Kiếm 129 ca; quận Ba Đình 103 ca. Các quận, huyện còn lại đều dưới 100 ca.
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng đây là thời điểm thích hợp để Hà Nội thay đổi phương án sau một tháng rưỡi giãn cách xã hội. Việc tiếp tục giãn cách kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đến đời sống, tâm lý người dân và tình hình kinh tế - xã hội của TP. Giãn cách theo từng phần, từng khu vực là hợp lý ở thời điểm hiện tại. Hà Nội cần nghiên cứu rất kỹ, đánh giá, phân vùng hết sức thận trọng để có thể áp dụng các biện pháp giãn cách hợp lý.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP đang diễn biến rất phức tạp, khó lường; còn phát sinh nhiều ca mắc mới trong cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện ổ dịch mới; trong khi đó nếu kéo dài giãn cách xã hội gây nhiều hệ lụy tác động tới nền kinh tế, xã hội. Yêu cầu các sở, ban ngành, cơ quan liên quan coi công tác chủ động tấn công, dập dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu hiện nay; phải quyết tâm chiến thắng dịch bệnh cao nhất với phương châm "khóa nhanh, xóa gọn vùng đỏ, mở rộng, bảo vệ vững chắc vùng xanh".
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
shopee,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)