Người làm dép cao su cuối cùng ở xứ Thanh

Đăng bởi Admin vuadeplop
Thứ Wed,
14/02/2024

Người làm dép cao su cuối cùng ở xứ Thanh

THANH HÓADù mỗi ngày chỉ bán được vài ba đôi dép cao su, ông Lê Văn Dung vẫn chăm chỉ làm vì muốn giữ lại lửa nghề và ký ức thời bao cấp.

Sau bữa sáng tháng 10, ông Lê Văn Dung, 63 tuổi, ở phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa, chậm rãi lấy đồ nghề bắt đầu ngày làm việc mới. Xưởng sản xuất chính là phòng khách của gia đình rộng hơn chục mét vuông nằm ngay mặt phố Quang Trung đông đúc.

Trong phòng, ngoài bộ bàn ghế trường kỷ đã cũ, còn lại là những chồng cao su đủ loại cùng chiếc máy cắt hoen gỉ được ông xếp gọn ở góc nhà. Một số vật dụng như dao, đục, đá mài... được đựng trong chiếc thùng gỗ nhỏ sát bờ tường.

Trước hiên nhà cạnh vỉa hè, ông Dung bày sạp hàng nhỏ bán hàng trăm đôi dép cao su đủ kiểu dáng từ dép xỏ ngón, dép quai hậu, dép lê... với nhiều kích cỡ dành cho cả trẻ em lẫn người lớn.

[Caption]zvz

Ông Lê Văn Dung dùng dao cắt đế dép. Ảnh: Lê Hoàng

Nguyên liệu đầu vào duy nhất để làm dép là phần ngoài của những chiếc lốp xe tải hạng nặng hay lốp máy bay mới đảm bảo độ dày và dẻo dai cần thiết. Loại lốp thông thường không thể sử dụng do khá mỏng.

Trước kia để có nguyên liệu sản suất, ông Dung phải ra cảng Hải Phòng hay vùng than Quảng Ninh mua từng lốp thải loại về cho thợ pha nhỏ làm dép. Có lốp lớn cả chục người khiêng. Gần đây, một số cơ sở sơ chế lốp thành tấm mỏng, ông Dung chỉ cần đặt lấy loại đã gia công theo ý muốn nên đỡ vất vả hơn.

Từ những tấm cao su lớn mua về, ông Dung dùng dao pha cắt thành từng miếng nhỏ theo kích cỡ phù hợp, tiếp đến là đo theo size cắt đế, đục lỗ rồi xâu quai dép. Cắt cao su là công đoạn quan trọng và tốn nhiều sức nhất.

Ngồi trên chiếc ghế nhỏ cạnh bậc tam cấp, ông Dung dùng tay lách lưỡi dao sắc lẹm chạy theo đường bút chì vẽ trước rồi cắt gọt chi tiết thừa, xẻ rãnh tạo ma sát trên miếng đế dép. Các động tác của người thợ già diễn ra nhịp nhàng, dứt khoát. "Khi cắt, thợ cần đưa tay với lực thật đều, nếu không bề mặt dép sẽ hình thành các vệt lồi lõm rất xấu...", ông giải thích.

Ngoài pha lốp, công đoạn phức tạp khác là lên quai dép. Thợ kinh nghiệm phải làm quai dép sao cho đủ độ cong, trơn nhẵn và ôm chân thì người sử dụng mới dễ chịu. Khi làm, thợ liên tục ướm thử vào chân đến khi thấy êm ái, vừa vặn. Điều đặc biệt ở chỗ, giữa quai và đế dép không cần bất cứ thứ keo kết dính nào mà được cố định nhờ sự giãn nở, đàn hồi của cao su.

Cứ khoảng vài chục phút, ông Dung lại hoàn thành một đôi dép xăng đan kiểu dáng xinh xắn. Cẩn thận đưa lên ngang tầm mắt ngắm nghía, ông lại hạ xuống sửa sang chỗ chưa ưng cho đến khi hoàn chỉnh, đem xếp lên kệ. "Làm dép lốp thoạt nhìn tưởng đơn giản, nhưng để có được sản phẩm đạt tiêu chí đẹp, êm chân thì không phải ai cũng làm được", ông nói.

Video Player is loading.

Hiện tại 0:26

/

Thời lượng 1:14

Đã tải: 0%

Tiến trình: 0%

 

Ông Dung làm dép cao su. Video: Lê Hoàng

Ông Dung kể, cách đây hơn nửa thế kỷ, dọc tuyến đường 1A đoạn qua nhà ông, gọi là Tiểu khu Ba Đình, có cả trăm người chuyên sản xuất dép lốp. Ông không biết nghề này du nhập từ đâu, chỉ biết lớn lên đã thấy quanh xóm có nhiều người hành nghề. 12-13 tuổi thạo việc làm dép, nhưng phải đến những năm 1980, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thanh niên xung phong, trở về quê lập gia đình thì ông mới chọn nghề làm dép cao su mưu sinh.

Từ năm 1990 đến năm 2000, nghề làm dép cao su thịnh hành và dễ kiếm tiền. Mỗi tháng xưởng của gia đình ông Dung bán hàng nghìn đôi dép đi khắp cả nước, xuất khẩu cả sang Lào, Campuchia... Lúc cao điểm, gia đình ông phải thuê thêm 5-7 công nhân làm thợ phụ cũng không đủ hàng giao cho khách.

"Ngày đó, loại dép này rất được ưa chuộng bởi độ bền, giá rẻ, không ngấm nước mà nguyên liệu cũng dễ kiếm...", ông nói và cho hay công việc sản xuất kinh doanh thuận lợi khiến khu phố Ba Đình thập niên 90 thế kỷ trước rất nhộn nhịp.

Nhờ làm dép cao su, ông Dung trang trải được cuộc sống gia đình, nuôi các con ăn học. Tuy nhiên, chỉ được ít năm, các sản phẩm giày dép ngày càng đa dạng về chất liệu, mẫu mã, dép cao su dần không còn chỗ đứng trên thị trường. Cả Tiểu khu Ba Đình cũ (nay là phố Quang Trung) chỉ còn ông làm dép. Hai con trai không ai theo nghề của ông.

[Caption] zxz

Một đôi dép rọ thành phẩm ông Dung vừa hoàn thiện. Ảnh: Lê Hoàng

"Hai phần ba cuộc đời lăn lộn với nghề, có lúc hưng lúc tàn như quy luật tất yếu. Giờ tôi cũng chả ăn thua gì nữa, nhưng lửa đam mê còn, tuổi cũng cao nên cứ gắn bó với công việc này đến lúc không còn sức khỏe thì thôi", ông nói.

Người thợ già chia sẻ dép cao su với ông đầy ắp ký ức thời bao cấp và những năm tháng chiến tranh bom đạn. "Đôi dép lốp đã đi cùng bao thế hệ cha ông suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ và cả những tháng năm bao cấp sau này, khi đất nước còn khó khăn. Nó sẽ mãi là kỷ vật huyền thoại của dân tộc", ông tâm sự.

Hiện do thị trường thu hẹp, mỗi ngày cửa hàng chỉ bán được vài đôi dép, ông Dung cũng sản xuất cầm chừng, chỉ làm 20-30 đôi. Tùy vào kiểu dáng, kích cỡ như dép trẻ em ông bán 20.000-50.000 đồng/đôi, còn dép người lớn 100.000-120.000 đồng/đôi. Chủ yếu làm dép song thi thoảng ông vẫn làm doăng, đệm cao su, đệm giảm xóc ôtô tải, lót ghế da, dây chun...

Ngoài các loại dép truyền thống, ông sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu của khách hàng. "Giờ mấy người đi dép lốp nữa, nhưng mình cứ làm coi như giữ lửa nghề. Ai thích thì mua, không cần quảng cáo...", ông nói.

zalo chat 0989.530.530 zalo chat 0989.22.34.22
popup

Số lượng:

Tổng tiền: