Mobile Money cần sớm được triển khai

Đăng bởi Admin vuadeplop
Thứ Wed,
25/08/2021

Mobile Money cần sớm được triển khai

Thanh toán không tiền mặt tăng 70-80% trong những tháng đầu năm 2021.Dư địa để phát triển thanh toán không tiền mặt còn rất nhiều.Chuyên gia đề xuất cần sớm thúc đẩy triển khai Mobile Money, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và cần phương thức để chuyển tiền hỗ trợ người dân. 

Trâm AnhThứ tư, 25/8/2021, 12:20 (GMT+7)

 

Tại buổi tọa đàm trực tuyến về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) tổ chức, chuyên gia Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, đề cập các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ, ví điện tử, mobile app… phát triển trong vài năm gần đây. Riêng trong những tháng đầu năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tăng khoảng 30-40% về số lượng và tăng 70-80% về giá trị.

Tuy nhiên, các số liệu thống kê cho thấy thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế so với tổng phương tiện thanh toán từ tháng 5/2020 – 4/2021 ở khoảng 11,5%. Lượng tiền mặt trong lưu thông chiếm 11-12%. 

Phương thức trả tiền mặt trong thương mại điện tử đang chiếm tới 28%, trong khi chuyển khoản là 26%, ví điện tử 21% và thẻ tín dụng là 14% tại Việt Nam. Trong khi đó, trung bình trên thế giới, thanh toán qua hình thức ví điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 44,5%, tiếp theo là thẻ tín dụng với 22,8%. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều dư địa để phát triển thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.

Buổi hội thảo về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Chụp màn hình.

Buổi hội thảo về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Chụp màn hình.

Ở góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng giám đốc Sacombank cho biết hiện số lượng tài khoản thanh toán tại Việt Nam là hơn 100 triệu tài khoản nhưng tỷ lệ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt không cao, vẫn còn rất nhiều giao dịch rút tiền ATM. Các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ rơi vào một số nhóm khách hàng nhất định. Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ hầu như đều có tài khoản nhưng lại ít sử dụng để thanh toán, do đó, dư địa để phát triển còn rộng.

Ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc kinh doanh VNPAY nhìn nhận hạn chế khi một bộ phận người dùng chưa sử dụng nhiều các kênh thanh toán không tiền mặt, cũng chính là dư địa để phát triển dịch vụ này trong thời gian tới. Số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, tiểu thương trên thị trường khoảng 1,5-2 triệu nên còn rất nhiều cơ hội cho ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán và fintech.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, TS Cấn Văn Lực góp ý một số giải pháp bao gồm thúc đẩy hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển hệ thống openbanking, hệ sinh thái có sự hợp tác giữa ngân hàng-fintech-trung gian thanh toán... 

Chuyên gia cũng đề cập cần sớm thí điểm Mobile Money trên thị trường, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn phức tạp. Nếu được triển khai, Mobile Money có thể là kênh chuyển tiền hỗ trợ cho người dân nhanh chóng, tiện lợi nhất bên cạnh các dịch vụ NH số. Bởi các kênh thanh toán không tiền mặt như Mobile Money sẽ giảm chi phí, thời gian và hạn chế thất thoát, sai sót...

Hiện Việt Nam có khoảng 100 triệu thuê bao di động và khoảng 70% dân số sử dụng internet cũng là yếu tố thuận lợi để triển khai Mobile Money. Bà Phạm Minh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone, cho biết nếu được triển khai Mobile Money, số lượng giao dịch này sẽ tập trung vào đối tượng khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng, ví điện tử... Nếu triển khai được sẽ tăng khả năng thanh toán lên cao hơn, bớt chênh lệch trong thanh toán không dùng tiền mặt giữa thành thị và nông thôn.

Vị này cho biết từ tháng 3, Mobile Money đã được phép cho nghiên cứu để các nhà mạng triển khai thí điểm và MobiFone đang hoàn thiện thủ tục, xin giấy phép, sẵn sàng tung sản phẩm ra thị trường. Mục tiêu hướng tới là thị trường chưa có tài khoản ngân hàng, với mạng lưới phủ của nhà mạng tới vùng sâu, vùng xa, kỳ vọng có thể lấp đầy khoảng trống còn lại của ngân hàng, fintech trong thanh toán không tiền mặt.

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để sớm triển khai Mobile Money, thúc đẩy nhanh cơ sở dữ liệu quốc gia, có cơ chế chính sách cho chia sẻ dữ liệu và tăng cường bảo mật an ninh, an toàn, phát triển hạ tầng số, hạ tầng thanh toán, thúc đẩy nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng đối với dịch vụ tài chính ngân hàng, trong đó có dịch vụ thanh toán... 

 

mobile Money

 

thanh toán không dùng tiền mặt

 

phát triển mobile money

zalo chat 0989.530.530 zalo chat 0989.22.34.22
popup

Số lượng:

Tổng tiền: