-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ
Đăng bởi Admin vuadeplop
Thứ Sun,
28/03/2021
Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ
Thứ sáu, ngày 22/12/2017 15:30 PM (GMT+7)
Aa Aa+
Dép cao su hay dép lốp là một vật dụng thân thuộc gắn liền với hình ảnh bộ đội Cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lịch sử của những đôi dép cao su đặc biệt này. Ảnh: Depcaosu.com.
Trên thế giới, dép lốp (tire sandals) là tên gọi chung của các loại giày dép đơn giản được làm từ săm và lốp xe bỏ đi. Loại dép này dễ làm, rẻ tiền lại rất bền. Nhưng chỉ tại Việt Nam, dép lốp mới trở thành một "huyền thoại" lịch sử. Ảnh: Vietnamnet.
Theo một số tài liệu, Đại tá Hà Văn Lâu (1918 - 2016) là cha đẻ của dép lốp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhưng bản thân Đại tá Lâu cho rằng, mình chỉ sử dụng lại cách thức của những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép. Ảnh: VietnamWar.govt.nz.
Theo lời kể, vào năm 1947, nhận thấy ông Nguyễn Văn Sáu có một số xăm lốp ô tô cũ, ông Hà Văn Lâu đã đề nghị ông Sáu chế tạo những đôi dép lốp kiểu sandal để các anh em trong quân ngũ sử dụng. Ảnh: Phucdat.co.
Do chứng minh được tính hiệu quả, mô hình sản xuất dép lốp được nhân rộng trong quân đội. Dép lốp đã được sản xuất đại trà và được các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ sử dụng rộng rãi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ảnh: Depcaosu.com.
Để chế tạo dép lốp, một phần lốp ô tô được cắt ra làm đế (thường là phần giữa), mặt ngoài của lốp với các đường rãnh quay xuống phía dưới. Quai của dép lốp được cắt ra từ săm ô tô cũ, hẹp 1-1.5 cm, độ dài thay đổi phù hợp với từng cỡ chân. Ảnh: Zing.
Để xỏ quai, người ta đục hay rạch trên đó tám cái khe ở mép (là 8 đầu nối quai và đế). Xỏ quai vào lỗ bằng cách dùng rút dép (một mảnh kim loại mảnh, dài, gập đôi lại) kẹp đầu dây, luồn qua khe trên đế. Ảnh: Vietnamnet.
Từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, người Việt còn sử dụng phương pháp đúc cao su thành đế dép và quai dép. Tuy loại dép này được gọi là "dép đúc" nhưng về cấu tạo, nó giống như dép lốp sản xuất bằng phương pháp thủ công. Ảnh: Đời sống & Pháp luật.
Với chi phí rẻ, dễ sản xuất, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện, có thể bảo vệ bàn chân ngay cả khi giẫm lên mảnh thủy tinh, dây thép gai, dép lốp đã trở thành bạn đồng hành của hàng trăm nghìn chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp cứu nước. Ảnh: Depcaosu.com.
Không chỉ trong quân đội, dép lốp còn được sử dụng rộng rãi trong quần chúng và cả hàng ngũ các cán bộ Đảng, Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng dép lốp trong sinh hoạt, đôi khi là trong cả hoạt động ngoại giao. Ảnh: Mytour.
Sau khi hòa bình lập lại, những đôi dép lốp vẫn còn được sử dụng phổ biến cho đến cuối thập niên 1980. Bước sang thập nên 1990, do đời sống kinh tế được cải thiện, dép lốp dần biến mất để nhường chỗ cho các chủng loại giày dép phong phú xuất hiện ồ ạt trên thị trường. Ảnh: DT.
Những năm gần đây, dép lốp lại có sự quay trở lại ngoạn mục trong cuộc sống của người Việt, lần này là dưới tư cách của vật lưu niệm dành cho khách du lịch hoặc nhà sưu tập, vật dụng dành cho các "phượt thủ", thậm chí là một xu hướng thời trang của giới trẻ. Ảnh: Depcaosu.com.
T.B (Kiến Thức)
https://danviet.vn/lich-su-dac-biet-cua-doi-dep-cao-su-bo-doi-cu-ho-7777833161.htm
Từ khóa:
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)