-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lãnh đạo địa phương làm khó DN cũng phải chịu phạt như để xảy ra người chết khi chống dịch
Đăng bởi Nu Online
Thứ Sun,
22/08/2021
Đây là quan điểm của TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam về việc phòng chống dịch Covid-19 tại một số địa phương khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, quá trình triển khai các biện pháp phòng chống dịch của nhiều địa phương trên thực tế còn cứng nhắc. Vẫn còn những tấm bê tông chặn ngang tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, bất chấp nỗ lực khơi thông vận chuyển hàng hóa bằng “luồng xanh quốc gia”. Ưu tiên chống dịch để giữ an toàn tính mạng của con người, nhưng phải duy trì sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo việc làm, thu nhập, sinh kế của người lao động. Muốn thực hiện được cả 2 nhiệm vụ này, đòi hỏi phải có “chuẩn” chung để gỡ vướng cho doanh nghiệp...
Thống kê cho thấy, tình hình sản xuất công nghiệp tại TP. Cần Thơ đang bị đình trệ. Có tới hơn 93% số doanh nghiệp trên địa bàn đang phải tạm ngưng hoạt động tính đến thời điểm ngày 15/8/2021, nghĩa là chỉ có 72/1.090 doanh nghiệp đang còn hoạt động. Trong gần 70.000 lao động (69.893 lao động) hiện chỉ có chưa đến 4.700 lao động còn việc làm (chiếm tỷ lệ 6,7%).
Nguyên nhân căn bản được chỉ ra là do thành phố này đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Chính phủ và doanh nghiệp không đảm bảo yêu cầu phòng dịch theo mô hình 3 tại chỗ.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp kiến nghị khó khăn trong việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” do không đủ điều kiện cơ sở vật chất, chi phí để đảm bảo cho hàng nghìn công nhân ăn - ở - nghỉ ngơi tại chỗ 24/24 theo tiêu chuẩn về an toàn phòng dịch của ngành y tế… Nhưng nếu doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, đồng nghĩa với chậm/hoãn/hủy đơn hàng của đối tác, công nhân mất việc, giảm lương…
Theo ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, cho dù dịch bệnh diễn biến phức tạp đến đâu thì các ngành chức năng vẫn cần phải kiên định mục tiêu duy trì sản xuất cho doanh nghiệp. Và biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo cho hoạt động này chính là gắn trách nhiệm phòng chống dịch bệnh cho doanh nghiệp.
Từ thực tế thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đưa ra khuyến nghị các giải pháp nhằm đảm bảo sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, thiết lập vùng đệm để tập kết hàng hóa, bảo đảm lưu thông, giải tỏa nhanh hàng hóa, container các khu vực Cảng Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải và cảng biển khác, xây dựng “luồng xanh”, “vùng xanh” cho hàng hóa xuất nhập khẩu…
Thế nhưng ngày 14/8 vừa qua, một số đơn vị kiểm dịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tiến hành chặn dải phân cách trên tuyến QL1 - trục huyết mạch của quốc gia - để ngăn người và phương tiện đi qua địa bàn. Cũng thời điểm này, ngay tại vị trí cổng KCN Sóng Thần, TP Dĩ An cũng tiến hành dừng và kiểm tra toàn bộ các phương tiện đi vào, kể cả xe có giấy nhận diện có mã QR-code, dẫn đến ùn tắc giao thông kéo ra QL1 (khu vực nút giao thông Sóng Thần).
TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam nêu thực tế: "Rất nhiều địa phương bây giờ trong đầu họ chỉ có mỗi chỉ tiêu về phòng, chống dịch bệnh, thế còn kinh tế chỉ là việc phụ, làm được bao nhiêu thì làm và sẵn sàng hy sinh tất cả các hoạt động của doanh nghiệp vì mục tiêu phòng chống dịch. Trong khi là hoàn toàn có dư địa, có cơ hội để có thể hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Không hỗ trợ được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đúng như chúng ta nói là tước đi sinh kế của người dân, cái đó cũng quan trọng, cũng hệ trọng không kém việc làm ảnh hưởng đến sinh mạng của người dân...".
Việc mỗi địa phương có một cách chống dịch riêng đã được cơ quan chức năng nhiều lần họp bàn tháo gỡ.
Và mới đây, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương lại thêm một lần nhấn mạnh, rằng: "Trước hết phải nói rằng giãn cách trong điều kiện hiện nay là điều bắt buộc. Điểm thứ hai, chúng ta cũng cần khẳng định với nhau khi nào chúng ta kiểm soát được dịch bệnh thì lúc đó chúng ta mới quay lại các hoạt động bình thường được, trong đó kể cả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhưng điều thứ ba chúng ta phải nói là không nên và không thể kiểm soát quá mức gây đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất một cách phổ biến. Và như vậy áp dụng bất cứ một điều gì cũng phải thống nhất toàn quốc, chứ không thể mỗi địa phương lại đưa ra một chuẩn, như thế thì doanh nghiệp không thể theo được… Mà tình trạng dịch bệnh thì có thể còn kéo dài, cho nên tất cả những điều này theo tôi chúng ta cần phải rút kinh nghiệm...".
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và còn có khả năng kéo dài, việc không để dân đói cũng đồng nghĩa phải hỗ trợ để doanh nghiệp hoạt động, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, phải khơi thông dòng lưu chuyển của hàng hóa để giữ sinh kế của người dân. Đây là yêu cầu buộc các cấp chính quyền phải làm được.
Theo TS Vũ Tiến Lộc: "Tất cả các cấp chính quyền địa phương phải hiểu một điều rằng nhiệm vụ mà họ thực hiện hiện nay không chỉ có việc phòng, chống Covid-19; không chỉ có việc giảm các ca nhiễm và giảm người chết vì dịch bệnh mà còn phải duy trì được sản xuất, kinh doanh.
Cho đến bây giờ mọi sự khen chê, xử phạt, hay tặng Huân chương cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố cũng phải xem cả hai nhiệm vụ xem ông phòng, chống Covid-19 có tốt không, ông phát triển kinh tế có tốt không. Ông phòng chống Covid-19 tốt mà không phát triển được kinh tế, không tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thì cũng phải chịu phạt như là để xảy ra người chết trong phòng chống dịch bệnh…".
Sản xuất gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp, việc làm và sinh kế của người dân. Trong bối cảnh dịch bệnh khó lường, theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương thì “dĩ bất biến, ứng vạn biến” cũng cần được tính đến, để vừa ứng phó với dịch bệnh, vừa duy trì được hoạt động sản xuất, ổn định việc làm, sinh kế của người dân.
"Đây là thời điểm mà chúng ta cần phải đưa ra quyết định là có thay đổi chiến lược, phương pháp để đối phó với dịch bệnh hay không khi yếu tố dịch bệnh hiện nay không còn như trước, khả năng nó sẽ còn kéo dài; Không phải là chúng ta có thể đánh nhanh, thắng nhanh mà phải đánh chắc thắng chắc. Đây là thời điểm mà chúng ta phải tận dụng được cái gọi là “dĩ vạn biến”, để có sự linh hoạt, để có thể có một quyết sách chuyển đổi về chiến lược chống dịch, làm sao có thể là vừa lâu dài, vừa bảo vệ được sức khỏe người dân, vừa duy trì được sản xuất, duy trì được chuỗi cung ứng, lưu thông..." - ông Hải nhấn mạnh.
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
shopee,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)