-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Không chỉ nam giới, những nhóm người này cũng nhất định phải kiêng ăn đậu phụ vì sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe
Đăng bởi Nu Online
Thứ Fri,
17/09/2021
Những đối tượng dưới đây nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn đậu phụ kẻo làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Khi nhắc đến một món ăn dân dã, có đặc tính giải nhiệt cao, chúng ta không thể nào bỏ qua đậu phụ . Y học cổ truyền Trung Hoa đánh giá: Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng, thậm chí bổ dưỡng không kém thịt dê.
Đậu phụ có nguồn gốc từ đậu tương, rất giàu dưỡng chất và chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết, protein và các axit amin thiết yếu. Đặc biệt, đậu phụ chứa rất ít calo, không chứa cholesterol nên có lợi trong việc giảm cân, phòng ngừa bệnh béo phì. Thường xuyên ăn đậu phụ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như phòng ngừa ung thư, điều trị bệnh tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
Đậu phụ nhìn chung tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 100g/người. Đặc biệt, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) khuyến cáo đàn ông nên hạn chế ăn đậu phụ bởi có thể gây rối loạn tình dục như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn "yêu", ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng.
Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng cần chú ý khi ăn đậu phụ vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Những nhóm người không nên ăn đậu phụ
1. Người có vấn đề ở hệ tiêu hóa
Đậu phụ tính hàn, kết cấu mềm và dễ tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng nhất định và giúp thanh nhiệt. Tuy nhiên, người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều đậu phụ bởi món này có thể tác động xấu đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hình thành chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác…
Ngoài ra, đậu phụ giàu protein nhưng nó lại chứa một thứ gọi là chất ức chế protein. Chất ức chế này làm việc tiêu hóa protein hơi khó khăn, có thể gây ra một số vấn đề về dạ dày như đầy hơi.
2. Bệnh nhân gút
Đậu phụ chắc chắn là một trong những nguồn protein tốt nhất, nhưng cũng nằm trong danh sách thực phẩm có protein khó tiêu hóa nhất. Quá trình chuyển hóa protein sẽ tạo ra axit uric. Ăn quá nhiều đậu phụ, sẽ dẫn đến sự tích tụ axit uric dư thừa, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh gút.
Những người mắc bệnh gút không nên ăn nhiều món này, vì sẽ khiến tình trạng bệnh gút tiến triển nhanh hơn, chẳng hạn như khớp dễ bị viêm, đau đớn dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nhiều trường hợp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
3. Người mắc bệnh tim mạch
Theo Healthline, thành phần methionine của đậu phụ, dưới tác động của enzym trong cơ thể sẽ biến đổi thành cysteine, chất này có thể ảnh hưởng xấu đến tế bào nội mô trong thành động mạch. Từ đó dẫn đến các tiểu cầu bị vón cục, cơ thể tích lũy cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch, gây ra tình trạng xơ vữa các động mạch vành, nhồi máu cơ tim và khiến tình trạng bệnh khó điều trị hơn. Vậy nên, người bị bệnh tim mạch cẩn trọng khi ăn đậu phụ để không gây hại cho sức khỏe.
4. Người mắc bệnh thận
Mặc dù đậu phụ mềm, thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không có lợi cho sức khỏe thận.
Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Journal of Agriculture and Food Chemistry (Mỹ) cho hay: Lượng oxalat từ đậu phụ khi được hấp thụ quá nhiều vào cơ thể, dù có thể được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Trong nước tiểu, nó kết hợp với canxi để tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận. Chính vì thế, người mắc bệnh thận cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định ăn đậu phụ.
5. Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ là thực phẩm lành tính và chứa nhiều hoạt chất isoflavone. Một mặt isoflavone có thể làm tăng nội tiết tố nữ estrogen, ức chế hormone MSH, cải thiện sức khỏe làn da và phòng ngừa loãng xương.
Mặt khác, nếu hấp thụ quá nhiều hoạt chất này cũng cản trở hoạt động của enzyme peroxidase (một loại enzyme hỗ trợ i-ốt) tổng hợp và sản xuất hormone tuyến giáp, khiến tình trạng suy tuyến giáp nghiêm trọng hơn.
Do đó, bệnh nhân suy tuyến giáp chỉ nên tiêu thụ lượng vừa đủ đậu phụ để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và không gây các tác dụng phụ. Hãy hỏi bác sĩ về lượng đậu phụ mà bạn có thể ăn mỗi ngày.
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
shopee,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)