Gặp nghệ nhân duy nhất làm dép Bác Hồ giữa thủ đô

Đăng bởi Admin vuadeplop
Thứ Wed,
16/12/2020

Gặp nghệ nhân duy nhất làm dép Bác Hồ giữa thủ đô

author Thứ Hai, ngày 03/09/2012 13:05 PM (GMT+7)

 

(Dân Việt) Cụ Xuân không biết dép cao su xuất hiện từ bao giờ. Cụ chỉ nhớ mình bắt đầu làm dép cao su từ khoảng năm 1965. Hồi đó, loại dép này đã khá phổ biến...

 

 

   

Trong số những người thợ làm dép cao su ở Hà Nội từ thời kháng chiến chống Mỹ, có lẽ chỉ còn mỗi cụ Xuân vẫn giữ được nghề.

Một lẽ bởi những người làm dép cao su cùng thời với cụ Xuân hầu như chẳng mấy người còn sống. Phần bởi ngày nay dép cao su chẳng còn được mấy ai ưa chuộng, có chăng chỉ là mấy ông khách Tây đi du lịch, hay một vài người muốn giữ chút kỷ niệm xưa tìm mua.

Chuyện đôi dép Bác Hồ

Cụ Phạm Quang Xuân năm nay đã bước qua tuổi cổ lai hy nhưng đôi mắt còn tinh tường, tay còn bạo lắm. Đôi tay của nghệ nhân hơn 70 tuổi cứ thoăn thoắt xén những viền, rãnh trên chiếc đế dép cao su.

Cụ Xuân bảo làm dép cao su phải thế, loại dép vốn đặc trưng của người Việt, phải làm thủ công mới thể hiện hết tinh hoa của người thợ.

gap nghe nhan duy nhat lam dep bac ho giua thu do hinh anh 1

Dép cao su thì phải làm thủ công mới thể hiện hết tinh hoa của người thợ

Cụ vẫn tự hào bởi mấy đôi dép cao su trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày nay chính là do cụ cùng mấy người thợ làm ra. Cụ còn nhớ, đó là năm 1970. Cụ và 4 người thợ tay nghề cao nhất trong xưởng sản xuất dép được lãnh đạo công ty gọi lên, giao cho làm 10 đôi dép cao su để lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

10 đôi dép được dặt theo mẫu một đôi dép đã cũ. Người ta bảo đây là đôi dép Bác Hồ từng đi. Cụ Xuân cũng không dám chắc có đúng vậy không? Nghe người ta nói thì biết thế. Nhưng hình thức thì đúng là loại dép cao su mà Bác Hồ thường đi. Còn cỡ chân cũng phù hợp với vóc người của Bác.

Cụ Xuân cho biết: "Chỉ cần nhìn vóc người, có thể đoán cỡ chân bao nhiêu!"

Cụ còn nhớ như in, đôi dép đó đã mòn vẹt ở đế, được dán thêm một miếng cao su khác vào. Đó là dép cao su con hổ, loại dép đặc trưng của một xưởng tư nhân có tên "Cao su con hổ" có từ thời Pháp. Loại dép này có hai quai to bắt chéo đằng trước và một quai vòng phía sau. Làm độ 3-4 hôm thì cụ và nhóm thợ hoàn thành.

Cụ Xuân bảo: "Dép cao su loại nào đối với tôi cũng đều dễ làm cả. Cứ yêu cầu là tôi làm được hết".

Cụ còn nhớ, cách đây mấy năm, có ông diễn viên gì đó đóng vai Bác Hồ cần tìm dép cao su. Ông ta đi khắp nơi, vào tận Thanh Hóa chẳng tìm được đôi nào vừa ý. Cuối cùng người ta chỉ đến gặp cụ Xuân. Cụ cũng đóng giúp ông ta một đôi.

 

Cụ Xuân từng làm dép cao su để trưng bày ở bảo tàng Hồ Chí Minh và làm dép cho diễn viên vào vai Bác Hồ


gap nghe nhan duy nhat lam dep bac ho giua thu do hinh anh 2Nghệ nhân già duy nhất còn làm dép lốp

Ngày nay, nhiều nơi vẫn sản xuất dép cao su bán trên thị trường phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Nhưng so với dép cụ Xuân làm thủ công thì khác hẳn.

Cụ phải cất công tìm mua lốp cao su có đủ độ dày cần thiết rồi mang về xén thành từng phần, từng đoạn. Lốp cao su đã qua sử dụng thường hay có vết lồi lõm, sứt mẻ. Để chọn được những phần lốp dày đều nhau không phải dễ. Dép cao su nguyên thủy đều thế cả. Đâu phải cao su đúc như ngày nay.

Cụ Xuân không biết dép cao su xuất hiện từ bao giờ. Cụ chỉ nhớ mình bắt đầu làm dép cao su từ khoảng năm 1965. Hồi đó, loại dép này đã khá phổ biến, nghe nói do các anh bộ đội đi kháng chiến tự nghĩ ra để băng rừng lội suối. Đơn giản vì nó rất bền.

Hồi đó, cụ Xuân xin vào làm ở xưởng sản xuất dép cao su ở công ty Bách Hóa Cấp 2 nằm ở 45 phố Hàng Bồ (Hà Nội). Dép cao su làm từ lốp xe khi đó được ưa chuộng lắm. Bộ đội vào chiến trường dùng nhiều mà người dân khi đó cũng thích. Mỗi ngày xưởng sản xuất được tầm 300-400 đôi. Cứ làm xong là hết.

gap nghe nhan duy nhat lam dep bac ho giua thu do hinh anh 3

Sau những công đoạn tỉ mỉ chọn lốp, xén, gọt...

 gap nghe nhan duy nhat lam dep bac ho giua thu do hinh anh 4

...cụ Xuân cho ra sản phẩm là những đôi dép cao su như thế này. Dép cụ làm có giá không hề rẻ chút nào, có đôi lên đến tiền triệu.

Nhưng rồi cái gì cũng chỉ được một thời. Sau giải phóng, dép nhựa trong miền Nam tràn ra Bắc nhiều, dép cao su gần như bị xóa sổ. Xưởng dép cùng công ty giải tán. Cụ Xuân chuyển qua làm nghề cơ khí. Đến năm 1982, cụ lại tham gia vào hợp tác xã sản xuất các mặt hàng cao su như: gầu, chậu, đế giày... Mãi tận năm 1995, cụ xin nghỉ, về nhà làm dép. Mấy năm sau, hợp tác xã cũng giải tán.

Suốt từ hồi đó, cụ Xuân cứ túc tắc, cặm cụi làm dép cao su. "Xưởng" dép của cụ chính là góc ngõ phố Nguyễn Biểu. Hôm nào làm nhiều thì được dăm bảy đôi. Ngày làm ít thì một hai đôi. Nhiều lần cụ định nghỉ, không làm nữa nhưng cái máu nghề khiến cụ lại lọ mọ tìm dao kéo, cắt gọt...

Dép cụ làm có giá không hề rẻ chút nào, có đôi lên đến tiền triệu. Ấy vậy nhưng nhiều khách du lịch vẫn tìm đến mua, thậm chí có người đặt hàng chờ lấy cho bằng được.

Nhưng cứ lặp đi, lặp lại mỗi một mẫu, cụ cũng chán nên cụ nghĩ phải sáng tạo ra những kiểu dép mới. Cụ làm dép theo đủ các loại quai, bắt chéo, bắt ngang. Mới đây, cụ nghĩ ra cách khắc lên dép hình bản đồ Việt Nam với cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Cụ bảo: "Khắc thế cho người phương Tây nếu có mua lưu niệm, khi về nước nhìn vào còn nhớ đôi dép này là của Việt Nam".

Theo Khám Phá

 

 

 

 

http://danviet.vn/tin-tuc/gap-nghe-nhan-duy-nhat-lam-dep-bac-ho-giua-thu-do-5632.html

zalo chat 0989.530.530 zalo chat 0989.22.34.22
popup

Số lượng:

Tổng tiền: