-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
EU quyết tâm cấm vận dầu mỏ Nga với một lệnh cấm.. từ từ
Đăng bởi Nu Online
Thứ Thu,
05/05/2022
Công cuộc tìm giải pháp thay thế cho nguồn năng lượng của Nga sẽ không dễ dàng và gây tốn kém cho người tiêu dùng châu Âu.
Lệnh trừng phạt mới
Sự thống trị kéo dài hàng thập kỷ của Nga đối với thị trường năng lượng của châu Âu đang dần sụp đổ. EU dự kiến sẽ ra đòn lớn nhất trong tuần này, tiến tới lệnh cấm đối với dầu Nga một cách từ từ. Theo đó, Ủy ban châu Âu đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Điện Kremlin, bao gồm việc cắt bỏ nhập khẩu dầu thô của Nga trong 6 tháng.
"Chúng tôi biết sẽ không dễ dàng", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói trong bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu. "Một số quốc gia thành viên phụ thuộc mạnh mẽ vào dầu của Nga, nhưng đây là việc phải làm. Hiện chúng tôi đề xuất lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn đối với tất cả dầu của nước này, kể cả đường biển và đường ống, dầu thô và tinh chế".
"Với cách tiếp cận theo từng giai đoạn này, chúng tôi có thể tối đa hóa áp lực lên Nga, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho mình, cũng như các đối tác của chúng tôi trên toàn cầu", bà nói. Giá dầu đã tăng sau thông báo. Dầu thô Brent tăng hơn 3,7% trong ngày, được giao dịch ở mức 108,3 USD/thùng trong các giao dịch vào cuối buổi sáng ở châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen
Các nhà phân tích cho rằng châu Âu có thể cắt đứt quan hệ dầu mỏ với Nga, nhưng nỗ lực này sẽ mất thời gian và có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt và giá xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay, cũng như các sản phẩm khác sẽ cao hơn. Trong khi người tiêu dùng đang phải vật lộn với lạm phát, điều này có khả năng làm trật bánh phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Richard Bronze, người đứng đầu bộ phận địa chính trị tại Energy Aspects, một công ty nghiên cứu, cho biết "sẽ rất phức tạp". Ông nói: "Hai phần của hệ thống năng lượng toàn cầu đã từng rất gắn bó đã mất liên kết. Điều này sẽ gây ra những gián đoạn và gia tăng chi phí".
Hạ quyết tâm
Mục tiêu của Liên minh Châu Âu rất rõ ràng. Họ muốn cắt đứt các nguồn tiền của Nga từ việc bán dầu, là nguồn thu xuất khẩu lớn nhất và cũng là nền tảng của nền kinh tế Nga. Florian Thaler, giám đốc điều hành của OilX, một công ty nghiên cứu năng lượng, ước tính doanh số bán dầu của Nga sang châu Âu trị giá 310 triệu USD mỗi ngày.
Vào tuần trước, Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ba Lan và Bulgaria. Các nhà phân tích cho rằng dầu mỏ của Nga có thể là một mục tiêu dễ dàng hơn so với khí đốt. Oswald Clint, nhà phân tích tại Bernstein, một công ty nghiên cứu, cho biết: "Hệ thống dầu có thể tự cấu hình lại chính nó".
Xe tải chở đầy nhiên liệu ở Wesseling, Đức, vào tháng trước
Tuy nhiên, đối với Liên minh châu Âu, việc "cai nghiện" dầu mỏ của Nga sẽ là một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề, có thể gây chia rẽ. Khoảng 25% dầu thô của châu Âu đến từ Nga, nhưng có sự khác biệt lớn về mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia, với nguyên tắc chung là các quốc gia gần Nga hơn về mặt địa lý thường vướng vào mạng lưới năng lượng của nước này.
Anh, quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu và có sản lượng khai thác dầu từ Biển Bắc, cho biết họ sẽ loại bỏ dần năng lượng của Nga. Bên cạnh đó, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp là các nước nhập khẩu lượng dầu tương đối thấp từ Nga.
Mặt khác, một số quốc gia, bao gồm Hungary, Slovakia, Phần Lan và Bulgaria, hơn 75% lượng dầu của họ đến từ Nga và có thể sớm gặp khó khăn trong việc tìm các nguồn thay thế. "Nền kinh tế Hungary không thể vận hành nếu không có dầu thô từ Nga", Ngoại trưởng Hungary, Peter Szijjarto, cho biết.
Mặt khác, Đức và Ba Lan dường như quyết tâm chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, và điều này chính là chìa khóa cho chính sách của châu Âu. Chính phủ Đức cho biết họ đã có thể chấm dứt các hợp đồng đối với dầu thô của Nga, ngoại trừ nhà máy lọc dầu Schwedt và một nhà máy khác ở miền Đông nước Đức có tên là Leuna, chiếm khoảng 12% tổng lượng nhập khẩu của nước này từ Nga. "Lệnh cấm vận đã được thực hiện từng bước một", Robert Habeck, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức, cho biết hôm 2/5.
Công ty dầu mỏ MOL ở Szazhalombatta, Hungary
Cạnh tranh tốn kém
Mặc dù dầu được coi là một loại hàng hóa, nhưng có nhiều loại với các đặc tính khác nhau và các nhà máy lọc dầu thường chế biến một số loại dầu thô nhất định. Các nhà phân tích cho rằng việc cách ly khỏi dầu của Nga có thể gây tốn kém chi phí ngay cả khi tìm được nguồn nhiên liệu này.
Zsolt Hernadi, người đứng đầu MOL, một công ty dầu lớn của Hungary, gần đây cho biết họ có thể cần tới 4 năm và 700 triệu USD để hiệu chuẩn lại các nhà máy lọc dầu của mình trong trường hợp dầu của Nga bị cấm vận. Các nhà phân tích cho rằng lệnh cấm vận có thể gây ra một cuộc cạnh tranh về các nguồn dầu thay thế.
Viktor Katona, một chuyên gia dầu mỏ tại Kpler, chuyên theo dõi các dòng năng lượng, cho biết trong số các sản phẩm thay thế có thể có cho dầu của Nga, chỉ có sản lượng của Ả Rập Xê Út là phù hợp, nhưng sản lượng xuất khẩu của họ luôn "dậm chân tại chỗ". Ông Katona cho biết dầu của Iran cũng có thể dùng được, nhưng việc Mỹ liên tục áp đặt các lệnh trừng phạt đã làm giảm doanh số bán nhiên liệu của nước này. Dầu từ Venezuela, nơi cũng bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt, thường được đề cập đến như một sự hoán đổi có thể có đối với dầu thô của Nga.
Nguồn cung dầu diesel đang thiếu hụt vì các nhà phân phối châu Âu ngày càng thận trọng khi mua các sản phẩm tinh chế từ Nga. Dầu diesel đang được bán với giá khoảng 170 USD/thùng, cao hơn nhiều so với giá dầu thô Brent 107 USD/thùng, và ông Katona dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng.
Theo RAC, một câu lạc bộ những người lái xe, giá dầu diesel ở Anh đã tăng hơn 35% trong vòng 12 tháng qua. Ông Katona cho biết một lệnh cấm vận "sẽ gây ra nỗi đau rõ ràng cho nhà máy lọc dầu châu Âu, người chịu hậu quả trực tiếp sẽ là người dân".
Nhà máy lọc dầu ở Los Angeles của Marathon Petroleum
Các nhà phân tích cho rằng việc giải phóng dầu từ các nguồn dự trữ do Washington và Cơ quan Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris công bố cho đến nay có nhiều tác động đến người Mỹ hơn là thị trường châu Âu. Họ dự kiến sẽ cung cấp hơn một triệu thùng dầu mỗi ngày trong vòng 6 tháng.
Đối với Đức, quyết định khó khăn nhất sẽ là phải làm gì đối với nhà máy lọc dầu ở Schwedt, thuộc Rosneft, công ty dầu quốc gia của Nga. Một công ty khác của Nga, Lukoil, cũng nắm giữ cổ phần trong các nhà máy lọc dầu ở châu Âu, bao gồm một trong những nhà máy lọc dầu chính của Ý, ISAB, ở Sicily. Ông Bronze nói: "Những công ty đó chưa chắc sẽ chế biến các loại dầu thô không phải của Nga".
Bộ Kinh tế Đức cho biết họ không mong đợi "việc tự nguyện chấm dứt quan hệ cung cấp với Nga" ở Schwedt. Họ đang tìm hiểu các lựa chọn pháp lý, bao gồm cả việc liệu nhà nước tiếp quản có chính đáng hay không.
Một câu hỏi nữa được đặt ra là liệu một lệnh cấm vận đối với dầu của Nga có đạt được mục đích cắt đứt nguồn thu của Điện Kremlin hay không. Cho đến nay, áp lực đối với Nga dường như đang gia tăng. Rystad Energy, một công ty tư vấn, dự đoán rằng mặc dù sản lượng dầu của Nga có khả năng giảm vào năm 2022, nhưng tổng thu nhập của chính phủ Nga từ nhiên liệu có thể sẽ tăng khoảng 45%, lên 180 tỷ USD.
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
shopee,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)