-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đưa hình ảnh đôi dép cao su của Bác Hồ lan tỏa ra thế giới
Đăng bởi Phương Như
Thứ Fri,
19/03/2021
(TBTCO) - Đôi dép cao su đã gắn bó với Bác Hồ, với những chiến sĩ trong suốt chiều dài đấu tranh khốc liệt của dân tộc. Cho đến nay sau 45 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, dép cao su một lần nữa khẳng định thương hiệu của mình không chỉ trong nước mà trên nhiều thị trường nước ngoài.
Đôi dép cao su của Bác Hồ nhắc nhở chúng ta về đại thắng mùa xuân năm 1975, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp một nhà. Ảnh: TL
Đôi dép của bộ đội cụ Hồ
Nhắc đến hình ảnh giản dị, thân thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua đôi dép cao su luôn được Bác mang trong tất cả các dịp, dù là hội nghị cấp cao, thăm đồng bào, đồng chí, chiến sĩ hay trên chính chiến trường. Đôi dép cao su cũng gắn liền với đôi chân những người lính quân đội ta “xẻ núi, băng rừng” trong hai cuộc chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những tưởng hình ảnh đôi dép cao su ấy chỉ còn xuất hiện tại khu lưu niệm, bảo tàng,… như một bằng chứng cho chiến tích oai hùng một thời của dân tộc ta, nhưng giờ đây, với quyết tâm phục dựng lại thương hiệu dép cao su Bác Hồ, Tập đoàn Dép cao su - Vua dép lốp đã khiến sản phẩm là hồn cốt của dân tộc này dần khẳng định lại vị thế của mình.
Trải qua 6 năm hình thành và phát triển “Vua dép lốp” ước tính đã sản xuất và đưa ra thị trường hàng trăm ngàn đôi dép. Hiện diện tại nhiều tỉnh thành cả 3 miền Bắc - Trung - Nam và đặc biệt có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, sản phẩm của “Vua dép lốp” được tiêu thụ 30% trong nước, 70% được xuất khẩu sang Nhật Bản, Pháp, Đức, Trung Quốc.
Là một người trẻ tuổi có một niềm đam mê và yêu thích đôi dép cao su, anh Nguyễn Huy (27 tuổi, Long Biên – Hà Nội) chia sẻ: “Không phải chỉ riêng tôi mà bố mẹ tôi cũng lựa chọn sử dụng đôi dép cao su trong cuộc sống hàng ngày. Đối với tôi, việc mang đôi dép cao su rất ý nghĩa, đặc biệt khi bản thân hiện tại là quân nhân. Đôi dép nhắc nhở tôi không được quên lịch sử dân tộc và giữ vững bản lĩnh của bộ đội cụ Hồ ngay trong thời bình”.
Tâm sự với chúng tôi về nguyên nhân quyết tâm phát triển đôi dép cao su, ông Nguyễn Tiến Cường - Giám đốc “Vua dép lốp" bày tỏ: “Tôi đến với dép cao su ban đầu là do chữ “duyên”. Vì bố vợ tôi là nghệ nhân duy nhất còn làm dép cao su tại Hà Nội. Khi đó ông 72 tuổi chỉ làm vài đôi cho khách hoài cổ đặt chứ không làm thương mại”.
“Tôi nhận thấy đây là một sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt với người Việt Nam. Một sản phẩm mà gắn liền với toàn dân toàn quân trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, là đôi dép mà Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu thích sử dụng trong suốt 20 năm và đặc biệt được làm hoàn toàn thủ công từ những vật liệu tái chế lốp xe rất có ý nghĩa với môi trường,...”- ông Cường cho biết.
Nghệ nhân Phạm Quang Xuân là người được chọn làm đôi dép cao su lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và là người duy nhất tại Hà Nội còn làm những đôi dép cao su thủ công. Ảnh: TL |
Người cha vợ truyền cảm hứng đôi dép cao su cho chủ thương hiệu “Vua dép lốp” không ai khác chính là nghệ nhân Phạm Quang Xuân - người được chọn làm đôi dép cao su Bác Hồ lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh trong suốt mấy chục năm qua.
Nghệ nhân Phạm Quang Xuân cho biết, ông làm nghề đã được trên 50 năm. Mặc dù đây là một công việc khá vất vả, nhưng vì đam mê, vì muốn giữ gìn nghề làm dép truyền thống của gia đình, hàng ngày, ông vẫn cặm cụi bỏ công sức để nghiên cứu làm một đôi dép đẹp.
Mỗi người đi dép cao su sẽ kể câu chuyện lịch sử của dân tộc
Quyết tâm từ bỏ công việc phó giám đốc một công ty phần mềm có tiếng để bắt tay vào gây dựng thương hiệu “Vua dép lốp” là quyết định không hề dễ dàng và trong những ngày đầu cũng gặp vô vàn khó khăn. Ông Cường chia sẻ, trong những ngày đầu xây dựng thương hiệu cho đôi dép cao su cũng vấp phải không ít khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất chính là quan niệm. Người ta quan niệm dép cao su là loại dép rẻ tiền, ít mẫu mã và chỉ phù hợp với người dân lao động lam lũ. Họ nói với tôi là: Giờ ai còn đi dép cao su nữa và khởi nghiệp bằng dép cao su là “người hâm”.
Theo ông Cường, trong 2 năm đầu “Vua dép lốp” chỉ bán được mỗi tháng vài chục đôi, chủ yếu cho khách thích hàng độc lạ. Sau đó, khi tiếp xúc và khảo sát nhiều khách du lịch và thị trường, bản thân "Vua dép lốp" mới nhận thấy việc cần đổi mới sáng tạo sản phẩm.
Trong suốt hơn 6 năm miệt mài đổi mới, sáng tạo “Vua dép lốp” đã trở thành một trong những công ty sản xuất dép thủ công nhiều mẫu nhất thế giới (hàng trăm mẫu và mỗi mẫu có hàng chục size, màu sắc đa dạng…).
Đôi dép cao su được cải tiến với nhiều mẫu mã và size đa dạng, phong phú khác nhau chứ không chỉ bó gọn trong những mẫu dép cao su truyền thống. Ảnh: TL |
"Để dép cao su có thể xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài và xuất hiện ở nhiều tỉnh thành thì điều quan trọng nhất là chúng tôi định vị được dép cao su là một sản phẩm đặc biệt của Việt Nam. Tôi vẫn hay so sánh là: Cuba có xì gà, Việt Nam có dép cao su” - ông Cường chia sẻ.
Hiện tại tất cả dép cao su của "Vua dép lốp" vẫn được làm toàn bộ thủ công. Ảnh: TL |
Công ty đã tiến hành quảng bá lịch sử, chất liệu, cách làm dép cao su để khách hàng biết được đây là một đôi dép được làm thủ công đặc biệt bằng nhiều ấn phẩm với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau như: Việt, Anh, Trung, Hàn, Nhật… đồng thời liên tục tạo ra những sản phẩm chất lượng, thời trang và giá cả hợp lý.
“Tôi mong muốn đôi dép cao su không chỉ để trưng bày trong bảo tàng mà nó phải được bước ra ngoài cuộc sống. Với mong muốn giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và cả lịch sử Việt Nam với bạn bè quốc tế. Chúng tôi đã cho ra đời hàng nghìn đôi dép cao su và đặt những cái tên đặc biệt cho những đôi dép cao su như: Dép 1975, dép 1945, dép 1968,...để nhắc những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc. Tôi mong muốn chính những người sử dụng đôi dép cao su sẽ là một người kể câu chuyện lịch sử cho bạn bè 5 châu và cho thế hệ sau”- ông Cường chia sẻ.
Giám đốc "Vua dép lốp" cho biết rất vui mừng khi giờ đây nhiều khách khi mua những đôi dép cao su có tên gọi đặc biệt này đã gọi tên sản phẩm để đặt. Như vậy có nghĩa là mỗi đôi dép gắn liền với mỗi mốc son của lịch sử dân tộc đã được mọi người nhớ tới, đi vào tiềm thức của họ. Ảnh: TL |
Trong tương lai, để tiếp tục phát triển dép cao su, ông Cường cho biết sẽ quyết tâm đưa dép cao su trở thành một biểu tượng của Việt Nam trong suy nghĩ của người dân trong nước và quốc tế. Tập trung quảng bá và phối hợp với các công ty du lịch lữ hành trong nước và quốc tế, xây dựng tour biểu diễn làm dép cao su và tiến tới thành lập bảo tàng dép cao su để du khách có thể tham quan và mua sắm./.
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-cau-tieu-dung/2020-04-29/dua-hinh-anh-doi-dep-cao-su-cua-bac-ho-lan-toa-ra-the-gioi-86099.aspx
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)