Chợ sách nghìn năm tuổi giữa lòng Baghdad: Tôn vinh tri thức tới cao nhất nhưng lại từng là nạn nhân của những vụ khủng bố đẫm máu

Đăng bởi Nu Online
Thứ Thu,
23/02/2023

Chợ sách nghìn năm tuổi giữa lòng Baghdad: Tôn vinh tri thức tới cao nhất nhưng lại từng là nạn nhân của những vụ khủng bố đẫm máu

Nơi đây đã chứng minh rằng niềm đam mê với tri thức không thể nào bị khuất phục bởi bạo lực.

Phố Al-Mutanabbi là trung tâm bán sách của Baghdad, Iraq và đã có từ thời Abbasids. Nằm gần khu phố cổ của Baghdad, Phố Al-Mutanabbi đã trở thành chợ đầu tiên của những người buôn bán sách ở Baghdad. Và do nguồn cung cấp sách dường như vô tận, nó được coi là nhân chứng đương đại cho những thay đổi văn hoá và chính trị diễn ra không ngừng nghỉ ở khu vực Lưỡng Hà.

Chợ sách nghìn năm tuổi giữa lòng Baghdad: Tôn vinh tri thức tới cao nhất nhưng lại từng là nạn nhân của những vụ khủng bố đẫm máu - Ảnh 1.

Sách được bày bán ở mọi nơi.

Bạn có thể thấy ở Phố Al-Mutanabbi có đến hàng trăm hiệu sách. Người ta cũng bày bán sách ở các quầy sách ngoài trời, quán café, cửa hàng văn phòng phẩm, thậm chí ở cả cửa hàng trà và thuốc lá. Nơi đây đã, đang và sẽ mãi là trái tim và linh hồn của cộng đồng trí thức Baghdad. Đó là điều không bao giờ thay đổi.

Được đặt theo tên của nhà thơ nổi tiếng thế kỷ thứ 10 là Abul Tayeb Al-Mutanabbi, nơi đây đã từng là một trung tâm bán sách lịch sử ở Baghdad. Al-Mutanabbi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trong ngôn ngữ Ả Rập. Ông được sinh ra dưới triều đại Abbasid – nơi trở thành Iraq ngày nay.

Chợ sách nghìn năm tuổi giữa lòng Baghdad: Tôn vinh tri thức tới cao nhất nhưng lại từng là nạn nhân của những vụ khủng bố đẫm máu - Ảnh 2.

Phố Al-Mutanabbi là nơi ẩn náu của các nhà văn, nhà thơ thuộc mọi tín ngưỡng từ thế kỷ thứ 8.

Chợ sách nghìn năm tuổi giữa lòng Baghdad: Tôn vinh tri thức tới cao nhất nhưng lại từng là nạn nhân của những vụ khủng bố đẫm máu - Ảnh 3.

Những chồng sách trải dài dường như không có điểm dừng.

Những người bán sách sẵn sàng để chúng ở ngoài đường kể cả vào ban đêm mà không hề lo sẽ có ai đó lấy trộm. Họ tin rằng: “Người đọc sách thì không ăn trộm còn kẻ trộm thì không đọc sách." Quả thật, không có người nào lấy trộm sách cả. Không có ai lấy sách rồi bỏ chạy mà không trả tiền.

Chợ sách nghìn năm tuổi giữa lòng Baghdad: Tôn vinh tri thức tới cao nhất nhưng lại từng là nạn nhân của những vụ khủng bố đẫm máu - Ảnh 4.

Tuy nhiên, một sự kiện thương tâm đã xảy ra ở đây vào ngày 5/3/2007.

Một vụ nổ bom xe đã khiến hơn 30 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương nặng. Hậu quả của cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến các nhà xuất bản và các nhà văn, người bán sách và độc giả của chợ sách này. Đó là một cuộc tấn công vào cộng đồng văn học và tổ chức văn hoá của Iraq. Cả khu vực chìm trong đống đổ nát và trở nên không an toàn cho người mua sách. Nhiều cơ sở kinh doanh bị phá huỷ.

Nhưng những kẻ muốn phá huỷ tri thức sẽ không thể thành công. Người dân địa phương không mất đi hy vọng. Sau một năm sửa chữa và dọn dẹp, đường phố đã mở cửa trở lại và không bầu không khí sôi nổi về văn học lại dần quay về như xưa.

Chợ sách nghìn năm tuổi giữa lòng Baghdad: Tôn vinh tri thức tới cao nhất nhưng lại từng là nạn nhân của những vụ khủng bố đẫm máu - Ảnh 5.

Ngoài nổi tiếng với chợ sách, Phố Al-Mutanabbi còn được biết đến bởi một quán café. Tên của quán là “Shabandar’s café.” Người quản lý Al Khashali là một người gai góc.

Trong vụ nổ bom xảy ra trên chính con đường này, ông đã mất đi 4 người con trai và 1 đứa cháu trai. Bằng cách nào đó, ông đã sống sót và không từ bỏ cuộc sống. Hiện Al Khashali đã 85 tuổi và tiếp tục làm chủ quán café mà tổ tiên của ông đã truyền lại.

Chợ sách nghìn năm tuổi giữa lòng Baghdad: Tôn vinh tri thức tới cao nhất nhưng lại từng là nạn nhân của những vụ khủng bố đẫm máu - Ảnh 6.

Quán café “Shabandar’s café” mở cửa từ năm 1917 và từng là nơi tụ tập nổi tiếng của những người trí thức vào thời kỳ huy hoàng của chợ sách. Quán thường đón những vị khách bao gồm các nhà thơ, nhà viết kịch, triết gia và thậm chí có cả chính trị gia người Iraq.

Dù chợ sách chưa hoàn toàn trở lại thời hoàng kim trước đây nhưng mọi người vẫn đang nỗ lực duy trì sự sống động của nó. Baghdad đang làm khá tốt điều này bằng cách thúc đẩy du lịch và tình yêu sách của những người trí thức nhân văn.

Tổng hợp

zalo chat 0989.530.530 zalo chat 0989.22.34.22
popup

Số lượng:

Tổng tiền: