-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
7 thứ dạ dày sợ nhất nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người Việt: Muốn trường thọ, đừng "bức tử" dạ dày
Đăng bởi Nu Online
Thứ Fri,
17/09/2021
Muốn dạ dày khoẻ mạnh, cần tránh xa 7 thứ khiến dạ dày rất sợ này.
Dạ dày là cơ quan dễ bị tổn thương nhất trong hệ tiêu hóa, nhưng lại đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng, giúp duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Nếu dạ dày không khỏe, muốn sống thọ cũng khó.
Trên thực tế, dạ dày bị viêm, đau có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống.
Dưới đây là 7 "thứ" đang bức tử dạ dày hằng ngày mà có thể bạn đang mắc phải, ghi nhớ ngay để phòng tránh và bảo vệ dạ dày bạn:
1. Dạ dày sợ "lạnh"
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
Nhiều người thích ăn đồ lạnh, nhưng theo bác sĩ, thói quen ăn nhiều đồ lạnh hoặc để vùng thượng vị bị lạnh đều gây tổn thương cho dạ dày. Dạ dày tiêu hóa thức ăn cần có nhiệt độ nhất định, nếu ăn thức ăn lạnh, dạ dày cần tiêu hao nhiều năng lượng hơn, điều này làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Ngoài ra, thức ăn lạnh đi vào dạ dày, khiến các mao mạch trong dạ dày co lại, lưu lượng máu trong mạch giảm, tiết dịch vị giảm có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa, gây chướng bụng, đau dạ dày.
2. Dạ dày sợ "nóng"
Dạ dày không chỉ sợ đồ lạnh mà còn sợ đồ ăn nóng. Nhiều người chỉ cảm thấy nóng miệng khi ăn đồ nóng, nhưng không biết rằng dạ dày cũng phải chịu cảm giác khó chịu đó.
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
Nhưng trên thực tế, niêm mạc dạ dày rất mỏng manh, thường chỉ chịu được nhiệt độ 40 độ C, nếu thường xuyên ăn đồ cay nóng sẽ gây tổn thương niêm mạc, lâu dần dễ dẫn đến ung thư dạ dày. Do đó, bạn chỉ nên ăn đồ ấm, không quá nóng để bảo vê dạ dày của mình.
3. Dạ dày sợ "no"
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
Ăn no sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Ăn càng nhiều hoặc ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Khi hệ thống tiêu hóa bị quá tải sẽ dễ dẫn đến đầy bụng hoặc rối loạn tiêu hóa, gây cảm giác khó chịu.
Không chỉ vậy, dạ dày luôn trong tình trạng no sẽ tiết ra một lượng lớn dịch vị, phá hủy hàng rào niêm mạc, nếu không được phục hồi dễ dàng sinh ra bệnh viêm hang vị, nếu để lâu thì khả năng bị bào mòn dạ dày và viêm loét dạ dày rất dễ xảy ra.
4. Dạ dày sợ "nhanh"
Ăn nhanh cũng là một thói quen xấu gây hại cho dạ dày. Vì nuốt quá nhanh khiến não bộ không kịp phát tín hiệu "no" dẫn đến việc ăn quá no, tăng gánh nặng cho ruột và dạ dày. Ngoài ra, ăn nhanh cũng khiến dạ dày không kịp tiêu hóa thức ăn, thức ăn bị tích tụ nhiều gây cảm giác khó chịu.
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
Việc ăn quá nhanh sẽ khiến thức ăn không được nhai kỹ mà vẫn ở dạng thô dễ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, sinh viêm mãn tính, lâu dần có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.
5. Dạ dày sợ "mặn"
Thức ăn đậm vị như cay, chua, nhiều muối và dầu mỡ rất có hại cho dạ dày.
Đồ cay gây cảm giác nóng rát dạ dày và ruột, dễ gây trào ngược dạ dày và táo bón. Thức ăn nhiều dầu mỡ rất khó tiêu hóa, cơ thể sẽ tự động tiết ra nhiều axit trong dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm dạ dày. Để kéo dài thời gian bảo quản của các sản phẩm muối chua, người ta thường cho quá nhiều muối, áp suất thẩm thấu của muối ăn cao, dùng nhiều trong thời gian dài dễ gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày.
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
Ngoài ra, trong quá trình muối chua thức ăn có hình thành nitrit, sau khi ăn vào người sẽ kết hợp với quá trình tiêu hoá protein trong dạ dày, trong môi trường axit có thể tạo thành nitrosamine gây ung thư.
6. Dạ dày sợ "mốc"
Thực phẩm bị mốc có thể tạo ra một lượng lớn độc tố aflatoxin gây ung thư rất nguy hiểm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi một người ăn phải một lượng nhỏ aflatoxin có thể gây rối loạn tăng trưởng, tổn thương gan mãn tính và xơ gan. Ngoài ra, chỉ cần dùng liều 1 mg/ kg cũng có thể gây ung thư gan, ung thư xương, ung thư dạ dày,… Dùng một lượng 20 mg aflatoxin có thể trực tiếp gây tử vong ở người lớn. Vì vậy, nếu thấy đồ ăn mốc thì phải vứt đi.
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
7. Dạ dày sợ bia rượu và khói thuốc
Etanol trong rượu sẽ bị giữ lại trong dạ dày, có thể làm cho niêm mạc dạ dày mỏng đi, từ đó gây ra các triệu chứng viêm dạ dày mãn tính như đau dạ dày và trào ngược axit.
Chất nicotin trong thuốc lá có thể kích thích co thắt các mạch máu dưới niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình tiết axit dịch vị, phá hủy niêm mạc dạ dày. Cách tốt nhất để bảo vệ dạ dày của bạn là tránh xa thuốc lá và bia rượu.
Để dạ dày được khoẻ mạnh, chế độ ăn uống là một phần rất quan trọng. Bệnh dạ dày hoàn toàn có thể phòng tránh được, vấn đề chính yếu là ở bản thân mỗi người có biết cách bảo vệ sức khoẻ hay không.
Bệnh dạ dày là một bệnh mãn tính, cực kỳ khó chữa khỏi bằng thuốc nên phải phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và cái thói quen hằng ngày.
Tags:
baotang,
bảo tàng,
Bảo tàng HCM,
dep,
dép,
depcaosu,
dép cao su,
deplop,
Hồ Chí Minh,
Phạm Quang Xuân,
shopee,
vua dép lốp
Tin tức khác:
- Lịch sử đặc biệt của đôi dép cao su bộ đội Cụ Hồ(24/03/2021)
- Chuyện về người vực dậy đôi dép lốp huyền thoại(20/03/2021)
- Kể chuyện nghệ nhân làm đôi dép cao su Bác Hồ(20/03/2021)
- Chuyện người hồi sinh những đôi dép lốp huyền thoại(19/03/2021)
- Đôi dép cao su: “Huyền thoại lịch sử” đi từ chiến tranh đến hiện đại(19/03/2021)
- Người đàn ông từ bỏ vị trí phó giám đốc về làm dép cao su Bác Hồ(19/03/2021)
- Đôi dép cao su Bác Hồ đi suốt dặm dài đất nước(19/01/2021)
- 1947(16/12/2020)
- 1954(16/12/2020)
- 1968(16/12/2020)
- 1975(16/12/2020)